Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với cuộc sống là điều ai cũng biết, thế nhưng để có thể giúp cho giấc ngủ chất lượng hơn thì bạn đã làm theo nhiều phương pháp khác nhau nhưng lại không có hiệu quả, chắc có lẽ do bạn đã bỏ qua những giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ. Vậy Thegioinem.com sẽ nói về các giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ mà bạn cần phải biết, nếu quan tâm vấn đề này thì hãy xem thêm những thông tin ở bài viết bên dưới nhé!
Giấc ngủ ngon là như thế nào?
Khi bạn dành ra 8 tiếng để ngủ thì hãy giữ thói quen này, vì nó rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng khi ngủ dậy bạn cảm thấy mệt mỏi, muốn được ngủ. Có lẽ bạn đã có giấc ngủ không ngon.
Một chu kỳ giấc ngủ sẽ kéo dài trong 90-110 phút và diễn ra tiếp nối nhau, bạn sẽ không bị tỉnh giấc lúc ngủ. Ngoài ra thì giấc ngủ sẽ ngày càng sâu và chất lượng nếu như trong chu kỳ ngủ có giấc mơ kéo dài và ngủ sâu. Nếu như trong chu kỳ giấc ngủ, bạn không ngủ đủ thời gian, bị thức dậy giữa đêm nhiều lần thì đó là giấc ngủ không ngon.
Nguyên tắc áp dụng giai đoạn chu kỳ giấc ngủ
Dựa vào sự hiểu biết về chu kỳ giấc ngủ thì cần áp dụng nguyên tắc giúp ngủ sâu, ngủ đủ giấc hơn. Nguyên tắc này khá đơn giản với 3 yếu tố sau:
- Giảm thời gian ngủ nông, ru ngủ.
- Tăng thêm thời gian ngủ sâu, rất sâu.
- Tối ưu thời gian ngủ mơ.
Có mấy giai đoạn chu kỳ giấc ngủ
Chu kỳ giấc ngủ được chia làm 5 giai đoạn, với những đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Nhiều người khi ngủ theo các phương pháp khoa học có thể bỏ qua một số giai đoạn ngủ không cần thiết của chu kỳ giấc ngủ.
Ru ngủ
Giai đoạn này sẽ diễn ra trong vòng 3-15 phút và diễn ra từ lúc bạn nhắm mắt bắt đầu đi ngủ. Giai đoạn rủ ngủ sẽ chuyển dần sang trạng thái ngủ nông và dễ bị đánh thức. Bên cạnh đó nếu bị thức giấc ở giai đoạn này thì sẽ ghi nhớ những hình ảnh mông lung, không rõ ràng, dễ bị co giật bất chợt và có phản ứng cảm giác như đang rơi.
Ngủ nông
Ngủ nông sẽ chiếm 50% thời gian ngủ và lúc này mắt sẽ ngừng chuyển động và hoạt động não sẽ chậm hơn. Lúc này não có thể xảy ra những cơn sóng nhanh và những cơn sóng này sẽ giúp chuyển sang giai đoạn kế tiếp.
Ngủ sâu
Thật ra giai đoạn này chỉ chiếm dưới 10% thời gian ngủ, thế nên đây chỉ là giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn ngủ nông và ngủ rất sâu. Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp giảm, hệ thống cơ xương chùng xuống, giãn ra.
Ngủ rất sâu
Giai đoạn này chỉ chiếm 20% thời gian ngủ và đây cũng là giai đoạn quan trọng, quyết định cơ thể có được nghỉ ngơi hay không. Giai đoạn này, cơ tay và mắt sẽ không còn sự chuyển động. Khi bị thức giấc ở giai đoạn này sẽ bị lơ ngơ, loạng choạng và mất phương hướng và sau 1 phút bộ não mới có thể hoạt động và trở lại như bình thường.
Ngủ mơ
Ngủ mơ chiếm 20% tổng thời gian đi ngủ, mặc dù đang ngủ nhưng nhịp tim. nhịp thở, nhiệt độ cơ thể đều tăng và đôi mắt chuyển động, nhưng cơ tay chân không hoạt động. Lúc này sẽ xuất hiện các giấc mơ, nếu thức dậy ở giai đoạn này thì khi nhớ đến sẽ cảm thấy câu chuyện rất vô lý. Cuối cùng có thể bị thức giấc trong vài phút nhưng sau đó sẽ quay lại chu kỳ giấc ngủ đến sáng.
Một số cách cải thiện chu kỳ giấc ngủ
Không nên ngắt quãng chu kỳ giấc ngủ
Mặc dù bạn ngủ say nhưng chỉ có tiếng động lớn cũng khiến bạn thức giấc, dẫn đến tình trạng bạn phải bắt đầu lại chu kỳ giấc ngủ mới và thời gian ngủ cũng bị giảm xuống, phá hoại chu kỳ giấc ngủ của bạn.
Không nên ngủ sớm
Cơ thể sẽ buồn ngủ vào khoảng 9h tối, nếu ngủ sớm hoặc bạn cố gắng đi ngủ vào lúc 7h tối thì sẽ làm cho đồ hồ sinh học bị ảnh hưởng, bạn không thể ngủ chỉ nằm trằn trọc.
Không nên thức khuya
Khi thức khuya giấc ngủ sẽ bị trì hoãn và chu kỳ giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bởi vào buổi tối cơ thể sẽ có nồng độ cao và giúp bạn ngủ say hơn, thế nên nếu bạn thức quá khuya chu kỳ giấc ngủ sẽ bị gián đoạn.
Kết luận
Rất mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho chu kỳ giấc ngủ của bạn được cải thiện và ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó bạn cũng nên trang bị thêm những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ, như thế sẽ giúp giấc ngủ được trọn vẹn hơn.