Bạn đã bao giờ nhìn thấy một con kiến ngủ chưa? Mặc dù hầu hết các loài kiến mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày đều là “những người lao động chăm chỉ”, nhưng người ta vẫn tự hỏi liệu chúng có bao giờ mệt mỏi khi làm việc liên tục không. Những người bạn sáu chân của chúng ta có trải nghiệm cảm giác đánh một giấc thật dài không? Cùng tìm hiểu thông tin về giấc ngủ của loài kiến cùng Dunlopillovietnam nhé.
Khoa học chưa tìm được loài động vật nào không hề ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi các hệ cơ quan và trí nhớ. Bất kỳ cá thể sống nào cũng có nhu cầu được ngủ. Điều đó đã được chứng mình qua nhiều thí nghiệm (trên người lẫn động vật).
Nổi bật nhất là trường hợp của Randy Gardner – người thức lâu nhất trong lịch sử thế giới. Năm 1965, khi còn là một học sinh trung học 16 tuổi, Gardner đã tham gia vào một thí nghiệm và thức suốt 11 ngày 24 phút. Kết thúc thời gian thí nghiệm, các nhà khoa học kết luận Randy Gardner không thể nói lưu loát. Anh ta cũng không thể giải quyết được những phép toán đơn giản trong thời gian dài hơn vài phút.
Khi thí nghiệm trên động vật cũng thu về kết quả tương tự. Năm 1894, bác sĩ, nhà khoa học người Nga Marie de Manacéine thử nghiệm cho những con chó con của mình hoạt động liên tục và không cho chúng ngủ. Kết quả là những con chó này chết chỉ sau vài ngày. Năm 1898, hai nhà sinh lý học người Ý Lamberto Daddi và Giulio Tarozzi lặp lại thí nghiệm. Những con chó này cuối cùng cũng chết sau 9-17 ngày.
Kiến là động vật xuất hiện ở mọi ngóc ngách trên thế giới. Các nhà khoa học đã thống kê có hơn 20.000 loài kiến khác nhau. Trong đó, có 11.000 loài đã được phân loại, chiếm một phần ba tổng số loài côn trùng được phát hiện cho đến nay. Trong hệ sinh thái phong phú ở khu vực Amazon (thuộc Brazil), số lượng kiến lớn hơn tổng số động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư cộng lại. Kiến có khả năng thích nghi với môi trường sống và nguồn thức ăn một cách hoàn hảo.
Kiến có ngủ không? Giống như các loài động vật khác, kiến cũng ngủ. Vì chúng là loài động vật nhỏ bé, lại thêm thời gian hoạt động trái ngược hoàn toàn với con người nên rất khó để bạn ngắm một chú kiến đang nhắm nghiền mắt và ngủ say tít. Vậy thì kiến ngủ khi nào? Kiến ngủ như thế nào?
Giấc ngủ thú vị của loài kiến
Kiến chúa thường ngủ hơn 90 lần mỗi ngày, mỗi lần ngủ khoảng 6 phút. Như vậy kiến chúa ngủ khoảng hơn 9 tiếng mỗi ngày. Kiến thợ thường ngủ 250 lần mỗi ngày, mỗi lần ngủ khoảng hơn 1 phút, như vậy tương đương với khoảng 4 tiếng 48 phút một ngày. Đây cũng là nguyên nhân tuổi thọ của kiến thợ thấp hơn kiến chúa. Thông thường một con kiến chúa có thể sống đến 6 năm, có loài kiến chúa sống được đến 45 năm. Trong khi đó, kiến thợ chỉ sống được tối đa 6 tháng. Sự khác biệt này tuy khắc nghiệt nhưng lại thuận theo quy luật tự nhiên: kiến thợ làm việc, bảo vệ tổ và kiến chúa; kiến chúa sinh sản, đảm bảo sự sống cho cả đàn.
Kiến chúa có 2 kiểu ngủ: ngủ nông và ngủ sâu. Trong giai đoạn ngủ nông, râu của kiến thường dựng lên lưng chừng, miệng hơi mở. Khi ngủ sâu, râu của chúng sẽ cụp xuống và mồm khép lại hoàn toàn. Kiến chúa cũng thường mơ, bạn có thể nhận ra chúng đang mơ bằng cách để ý khi râu đang di chuyển rất nhanh (lưu ý lúc này râu ở trạng thái cụp xuống và miệng khép lại nhé)
Vì kiến thay nhau làm việc và kích thước quá nhỏ nên bạn rất ít khi để ý rằng có một số con đang ngủ. Chưa kể cả đàn kiến có số lượng rất lớn, rất khó để bạn thật sự nhìn thấy một con kiến đang ngủ.
Hy vọng bài viết của Dunlopillovietnam cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về giấc ngủ của loài kiến. Như vậy, ngoài đặc tính chăm chỉ, cần cù và làm việc đội nhóm tốt, bây giờ chúng ta biết thêm một điều thú vị hơn về loài kiến: vừa làm vừa ngủ. Bạn nghĩ sao nếu chúng ta vừa làm việc, vừa ngủ như kiến?