Mướp và thiên lý: 2 liều thuốc chữa đau đầu, giúp ngủ ngon
mướp, thiên lý, 2 liều thuốc chữa đau đầu, giúp ngủ ngon
1. Cách sử dụng mướp làm thuốc
Mướp là loại quả lành tính. Các bộ phận của mướp đều có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải trừ độc. Xơ mướp, lá mướp, hạt mướp, rễ mướp, tua cuốn của mướp đều có thể tận dụng làm thuốc trong Đông y, trong đó, dùng hoa mướp, lá mướp, rễ mướp để làm những bài thuốc chữa đau đầu.
Cách làm: 20g hoa mướp, 100g đậu xanh nguyên vỏ, đem ninh nhừ lấy 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5-10 phút. Sau đó để nguội, chắt lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.
Để trị đau nhức thần kinh bạn lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng tùy triệu chứng nặng nhẹ. Mỗi ngày dùng khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Để trị đau nửa đầu bạn dùng 15-30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày.
2. Cách sử dụng thiên lý làm thuốc
Thiên lý có vị ngọt tính bình có tác dụng bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, phòng chống rôm sảy và nâng cao sức khỏe. Đây là một vị thuốc an thần, điều trị chứng mất ngủ tốt.
Cách làm: Lấy 5kg lá thiên lý tươi, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô rồi nhồi vào vỏ gối để sử dụng. Gối hoa thiên lý có tác dụng sơ thông, cải thiện tuần hoàn mạch máu ở vùng cổ, kích thích tăng tiết chất gây ngủ. Nhờ vậy, nó rất thích hợp với người hay chóng mặt, đau đầu, khó ngủ và dễ tỉnh giấc.
Để giúp ngủ ngon hơn bạn lấy hoa thiên lý nấu canh ăn là sẽ đem lại hiệu quả tức thì. Buổi sáng ngủ dậy sẽ thấy tinh thần khỏe mạnh và thoải mái nhất.
Bạn cũng có thể dùng phương thuốc sau: 30g hoa thiên lý, 10g hoa nhài, 15g tâm sen. Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày, dùng liên tiếp trong một tuần có thể chữa chứng mất ngủ, giảm cơn đau đầu.
Bạn cũng có thể dùng 25g hoa thiên lý khô, hãm nước sôi uống thay trà trong ngày. Mỗi ngày có thể pha 2 ấm uống. Trà hoa thiên lý có tác dụng thanh tâm trừ phiền, tỉnh táo và cải thiện giấc ngủ, rất thích hợp với người cao tuổi.
3. Những lưu ý khi dùng mướp và thiên lý làm thuốc
+ Tuy mướp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc… nhưng người hay đau bụng, tỳ vị kém, người bị yếu sinh lý, liệt dương, đại tiện phân nát, lỏng thì nên hạn chế ăn. Người có cơ địa dị ứng, người đang bị ốm cũng không nên ăn loại rau này để tránh làm cơ thể khó chịu hơn.
+ Không nên kết hợp thiên lý cùng các món ăn giàu sắt như thịt heo, gan, nội tạng… bởi nó có thể làm giảm tác dụng của thiên lý.
+ Dùng trà thiên lý xong thì không uống thêm trà hãm bằng các loại lá cây khác vì các chất hữu cơ trong lá trà có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu các hoạt chất từ hoa thiên lý.
Lời kết
Thiên nhiên luôn cung cấp nhiều nguồn nguyên liệu quý giá, ngoài sử dụng như thực phẩm, nguyên liệu trong chế biến thức ăn, chúng còn là một thần dược trong việc chữa một số loại bệnh. Đây là những bài thuốc hay, không gây nguy hại cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng đúng cách để tránh những phản ứng trái ngược nếu kết hợp sai trong ăn uống. Lưu ngay bí kiếp này để dành nhé.
$(function(){ var num=$(".spbanchay a").length; var xscreen = document.getElementById("content").offsetWidth; if(xscreen<768) var chunk=2; else var chunk = 3; for (var i=0; i < num; i += chunk) { $(".spbanchay a").slice(i, i+chunk).wrapAll( "