fbpx

Hội chứng giấc ngủ ngắn: Liệu có bình thường?

Hội chứng giấc ngủ ngắn: Liệu có bình thường?

Hội chứng giấc ngủ ngắn: Liệu có bình thường?

[ Chỉnh sửa ]

Hội chứng giấc ngủ ngắn: Liệu có bình thường?

Người có giấc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm nhưng vẫn tỉnh táo vào ngày hôm sau có thể do cơ địa thuộc nhóm có giấc ngủ ngắn. Hội chứng giấc ngủ ngắn là một hội chứng rất hiếm gặp, đây không phải bệnh cũng không gây hại đến sức khỏe con người. Do một số biểu hiện khá giống nên nhiều người có sự lầm tưởng giữa Hội chứng giấc ngủ ngắn với các bệnh lý rối loạn giấc ngủ khác. Hôm nay cùng Dunlopillovietnam tìm hiểu một số thông tin về hội chứng này nhé.
Hội chứng giấc ngủ ngắn: Liệu có bình thường?


1. Hội chứng giấc ngủ ngắn có phải bệnh lý không?

Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH), người ngủ ngắn tự nhiên, hay thuộc nhóm hội chứng giấc ngủ ngắn (SSS – Short Sleeper Syndrome), thường ngủ ít hơn do di truyền từ các thành viên trong gia đình. Các chuyên gia nghiên cứu của Tổ chức giấc ngủ Mỹ đã khảo sát hơn 50 gia đình có những người ngủ ít hơn 6,5 giờ. Tuy ngủ ít hơn 6 tiếng hằng ngày nhưng họ vẫn cảm thấy sảng khoái tinh thần và có sức khỏe tốt.
Khác với tình trạng thiếu ngủ, những người có giấc ngủ ngắn vẫn duy trì hiệu suất công việc tốt, không cần bù đắp bằng việc ngủ nhiều hơn vào cuối tuần. Giấc ngủ ngắn tự nhiên không được coi là một bệnh lý hay rối loạn giấc ngủ.
Hội chứng giấc ngủ ngắn: Liệu có bình thường?


2. Biểu hiện của Hội chứng giấc ngủ ngắn

Để xác định xem bạn có giấc ngủ ngắn hay không, Viện Tim, Phổi và Máu quốc gia (Mỹ) đề xuất bạn theo dõi và ghi chép nhật ký giấc ngủ trong một tuần. Nếu bạn thường ngủ ít nhất 25% thời gian (4-6 giờ) so với người cùng độ tuổi mà vẫn duy trì được hiệu suất hoạt động, bạn có thể được coi là người có giấc ngủ ngắn cơ địa.
Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề như thức dậy mệt mỏi hoặc cảm thấy không tỉnh táo, buồn ngủ và mệt mỏi quá mức vào ban ngày, thức dậy đột ngột giữa đêm, hoặc ngủ ít hơn 6 giờ mỗi tuần nhưng lại ngủ nhiều hơn vào cuối tuần, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.
Hội chứng giấc ngủ ngắn: Liệu có bình thường?


3. Nguyên nhân của Hội chứng giấc ngủ ngắn

Nguyên nhân của hội chứng giấc ngủ ngắn (SSS – Short Sleeper Syndrome) hiện vẫn chưa được rõ ràng và đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra hội chứng giấc ngủ ngắn.
Cụ thể, một số gen có liên quan đến chức năng thần kinh, giấc ngủ và điều hòa chu kỳ sinh học đã được phát hiện có liên quan đến SSS. Nghiên cứu cho thấy rằng những người bị SSS có sự thay đổi gen trong các đoạn gen liên quan đến chức năng của tế bào não và điều hòa giấc ngủ. Khi đang ngủ, cơ thể trải qua các quá trình sửa chữa tế bào khác nhau, bao gồm cả tế bào não, và các quá trình này có thời gian khác nhau. Các đột biến gen có liên quan đến SSS có thể kích hoạt quá trình sửa chữa tế bào trong giấc ngủ ngắn hơn.
Ngoài ra, môi trường sống và lối sống cũng có thể ảnh hưởng đến việc xuất hiện hội chứng giấc ngủ ngắn. Ví dụ như, một số người có thể đã rèn luyện cho bản thân thói quen ngủ ít và không cần nhiều giấc ngủ. Hoặc môi trường sống của họ có thể đã đào tạo cho bản thân thể chất và tâm trí thích nghi với việc ngủ ít.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là hội chứng giấc ngủ ngắn dù được đánh giá là an toàn nhưng lại rất hiếm gặp và cần phải được đánh giá, chẩn đoán chính xác bởi các chuyên gia y tế.
Hội chứng giấc ngủ ngắn: Liệu có bình thường?


4. Điểm khác biệt giữa Hội chứng giấc ngủ ngắn và bệnh lý Rối loạn giấc ngủ

Người mắc Hội chứng giấc ngủ ngắn chỉ cần duy trì một thói quen ngủ và thức dậy đều đặn để bảo đảm chất lượng giấc ngủ. Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là vào buổi sáng, có thể giúp duy trì một chu kỳ sinh học khỏe mạnh và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn. Người có giấc ngủ ngắn tự nhiên cũng có thể gặp khó khăn trong việc ngủ sâu nếu bị đánh thức không mong muốn. Bạn nên tạo một môi trường ngủ thoải mái và tránh sử dụng các chất kích thích, như cồn, gần giờ đi ngủ.
Người mắc các chứng rối loạn giấc ngủ thường phải đối mặt với các vấn đề như giấc ngủ nông, mất ngủ do ngủ ban ngày quá mức, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở, tình trạng mơ mộng, rối loạn giấc ngủ REM và rối loạn nhịp sinh học. Những vấn đề này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, gây khó khăn trong việc tập trung, mệt mỏi, buồn ngủ, hay quên, dễ cáu gắt, tăng cân hoặc giảm ham muốn tình dục.
Hội chứng giấc ngủ ngắn: Liệu có bình thường?


Lời kết

Là hội chứng hiếm gặp nên việc nhầm lẫn với các bệnh lý, điển hình là mất ngủ, thiếu ngủ. Do đó, để biết được bản thân rơi vào tình trạng nào, bạn cần có sự chẩn đoán của các chuyên gia y tế. Ngoài ra, để có một giấc ngủ sâu hơn, bạn cũng có thể tự chăm sóc sức khỏe giấc ngủ của mình bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp hay chăm lo cho điều kiện phòng ngủ của mình. Một tấm nệm tốt cũng là một phương pháp hỗ trợ giấc ngủ cho bạn. Liên hệ ngay Dunlopillovietnam để chúng tôi hỗ trợ bạn nhé.

Dunlopillovietnam.vn




Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.