fbpx

Thời điểm vàng cho giấc ngủ: Vì một cơ thể khỏe mạnh!

Thời điểm vàng cho giấc ngủ: Vì một cơ thể khỏe mạnh!

Bạn có biết đâu là thời điểm vàng cho giấc ngủ? Ngủ vào thời điểm vàng vì một cơ thể khỏe mạnh

[ Chỉnh sửa ]

Thời điểm vàng cho giấc ngủ: Vì một cơ thể khỏe mạnh!

Giấc ngủ là một phần quan trọng để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể và lợi ích cho sức khỏe. Vì thế, nếu biết nên đi ngủ lúc mấy giờ để tránh bỏ qua khung thời gian “vàng” thì bạn sẽ có được giấc ngủ chất lượng và sở hữu nhiều điều quý giá cho sức khỏe.
Thời điểm vàng cho giấc ngủ: Vì một cơ thể khỏe mạnh!


1. Chu kỳ của giấc ngủ

Theo nghiên cứu từ AASM, chu kỳ ngủ đầu tiên có thời lượng ngắn nhất và diễn ra từ 70 – 100 phút, trong khi những chu kỳ ngủ sau có thể kéo dài từ 90 – 120 phút. Thông thường, 1 chu kỳ ngủ sẽ bao gồm 4 giai đoạn ngủ, trong đó 3 giai đoạn đầu thuộc giấc ngủ NREM (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) và giai đoạn cuối thuộc giấc ngủ REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh):
+ Giai đoạn 1 – Ru ngủ: Giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ NREM sẽ diễn ra trong vòng 1 – 5 phút. Đặc điểm chính trong giai đoạn này bao gồm chuyển động chậm dần của nhịp thở, nhịp tim, sóng não, mắt, các cơ dần thả lỏng. Người ngủ sẽ rất dễ bị tỉnh và một khi tỉnh giấc sẽ rất khó ngủ tiếp.
+ Giai đoạn 2 – Ngủ nông: Giai đoạn giữa của giấc ngủ NREM chiếm tới 50% thời lượng giấc ngủ, khoảng 10 – 60 phút và kéo dài hơn sau mỗi chu kỳ. Lúc này, các chức năng cơ thể giảm dần, sóng điện não chậm lại, nhịp tim, nhịp thở chậm dần và mắt không động đậy. Người ngủ sẽ có ý thức lơ mơ và không thể nhìn thấy gì ngay cả khi mắt đang mở.
+ Giai đoạn 3 – Ngủ sâu và rất sâu: Giai đoạn cuối của giấc ngủ NREM là giai đoạn ngủ sâu và rất khó để tỉnh giấc, thời lượng khoảng 20 – 40 phút, toàn bộ nhịp tim, nhịp thở và sóng não đều đặn hơn. Đây là giai đoạn rất quan trọng và có vai trò quyết định bạn có một đêm ngon giấc hay không. Thức giấc vào giai đoạn này sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi và thậm chí cáu kỉnh.
+ Giai đoạn 4 – Ngủ mơ: Đây là giai đoạn thuộc giấc ngủ REM kéo dài 10 – 60 phút và là giai đoạn các giấc mơ xuất hiện. Trong thời gian này, mắt sẽ chuyển động liên tục và nhanh chóng, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, nhịp thở dần gấp gáp và giấc mơ sẽ xuất hiện. Bộ não xử lý thông tin và chuyển những trải nghiệm thành ký ức. Đặc biệt, giấc ngủ REM còn giúp bạn củng cố kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Khi thức giấc đột ngột vào giai đoạn này có thể rơi vào trạng thái hồi hộp, mất phương hướng.
Số lượng chu kỳ lý tưởng nhất cho 1 giấc ngủ của người trưởng thành là từ 5 – 6 chu kỳ và diễn ra không gián đoạn.
Thời điểm vàng cho giấc ngủ: Vì một cơ thể khỏe mạnh!


2. Cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể

Nhiều nghiên cứu cho thấy từ 21 giờ là thời điểm cơ thể bắt đầu cần được nghỉ ngơi và thư giãn để có giấc ngủ chất lượng vào 1 – 2 giờ sau đó. Duy trì giờ đi ngủ một cách đều đặn và khoa học sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất. Muốn biết nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt cho sức khỏe thì trước tiên bạn cần hiểu về cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể:
+ 21 – 23 giờ: là thời điểm hệ miễn dịch đào thải chất độc nên cơ thể và tinh thần cần được thả lỏng, thư giãn dưới các hình thức khác nhau. Vì thế, dù là người bình thường hay người có vấn đề về sức khỏe thì cũng nên đi ngủ vào khoảng thời gian này để cơ thể nhanh chóng được hồi phục.
 + 23 – 1 giờ: là lúc gan thải độc và đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể đồng thời sử dụng triệt để chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể vào buổi ngày và cải thiện trao đổi chất. Khi cơ thể ở trạng thái ngủ say trong khoảng thời gian này sẽ đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động chức năng của gan.
+ 1 – 3 giờ: túi mật tiêu hóa mỡ xấu, chất béo và cholesterol từ máu và thức ăn nên cơ thể cũng cần trong trạng thái ngủ say.
+ 3 – 5 giờ: phổi thực hiện chức năng thải độc.
+ 5 – 7 giờ: ruột già thực hiện chức năng bài tiết chất thải và chất cặn bã của quá trình tiêu hóa. Vì thế việc đi vệ sinh vào thời điểm này sẽ giúp hệ tiêu hóa được làm sạch, giảm thiểu độc tố vào cơ thể.
+ 7 – 9 giờ: ruột non hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa nên rất lý tưởng cho bữa ăn sáng diễn ra, nhờ đó mà cơ thể cũng được cung cấp nguồn năng lượng đảm bảo cho hoạt động của ngày mới.
Thời điểm vàng cho giấc ngủ: Vì một cơ thể khỏe mạnh!


3. Khung giờ vàng cho giấc ngủ “khỏe”

Hiệp hội Giấc ngủ Anh chia sẻ: sau 22 giờ là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể cần được giảm hoạt động và nghỉ ngơi hoàn toàn. Đặc biệt, khung từ 22 – 23 giờ là thời gian ngủ hợp lý bởi lúc đó lượng hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm, thân nhiệt giảm và não bắt đầu sản xuất hormone melatonin gây ngủ để giấc ngủ đến dễ dàng.
Như vậy, về vấn đề nên đi ngủ lúc mấy giờ thì có thể thấy rằng 22 – 23 giờ là thời điểm tốt nhất để cơ thể cần có giấc ngủ say, điều này sẽ giúp các chức năng được phục hồi để làm việc tốt hơn trong ngày hôm sau.
Thời điểm vàng cho giấc ngủ: Vì một cơ thể khỏe mạnh!


Lời kết

Để có giấc ngủ chất lượng và thức dậy không mệt mỏi, bạn cần hiểu rõ được chu kỳ ngủ và cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học cơ thể, từ đó, chúng ta sẽ xác định được đâu là thời điểm vàng cho một giấc ngủ ngon khỏe. Ngủ đúng, ngủ đủ sẽ là liều thuốc an thần tốt nhất cho cơ thể hơn bất kì loại thuốc bổ nào.

Dunlopillovietnam.vn




Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.