Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng: Nguy hiểm hay không?
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng: Nguy hiểm hay không?
Hiện nay, hội chứng giấc ngủ kinh hoàng đã được giới chuyên môn công nhận là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Hội chứng này không giới hạn độ tuổi, thậm chí phổ biến ở trẻ em. Đối với các cơn kinh hoàng nặng hoàn toàn ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, đời sống và có thể tiềm ẩn nhiều chấn thương nguy hiểm. Do đó, việc phổ cập kiến thức về Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là cần thiết để chúng ta có thể theo dõi cho bản thân và gia đình. Nếu chẳng may mắc phải hội chứng này, bạn cũng kịp thời phát hiện để tìm kiếm sự hỗ trợ và loại bỏ những hệ lụy nghiêm trọng.
1. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì?
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng xảy ra khi ngủ sâu. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa đầu buổi đêm, một vài giờ sau khi bệnh nhân ngủ. Bệnh nhân dường như tỉnh dậy và bắt đầu la hét, hoảng hốt và toát mồ hôi. Tuy nhiên họ không hề tỉnh, thậm chí cả khi mắt họ vẫn mở. Sau khi thực sự tỉnh dậy, họ có thể chỉ nhớ những hình ảnh đáng sợ hoặc không nhớ gì cả. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng không phải là ác mộng (ác mộng xảy ra vào sáng sớm, trong giấc ngủ mắt chuyển động nhanh và bao gồm các giấc mơ khó chịu hoặc đáng sợ).
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng khá hiếm và nó thường chỉ phổ biến ở trẻ em vào độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi. Hầu hết trẻ hết bệnh khi lớn lên. Bạn có thể hạn chế khả năng gặp phải tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Biểu hiện của Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa các triệu chứng của ác mộng với hội chứng giấc ngủ kinh hoàng. Tuy nhiên, trong thực tế đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau và xảy ra ở những thời điểm khác nhau. Cụ thể, các biểu hiện của giấc ngủ kinh hoàng thường sẽ khởi phát vào khoảng đầu giấc ngủ, chủ yếu ở giai đoạn đầu của giấc ngủ REM. Ngược lại, những cơn ác mộng lại xuất hiện vào khoảng sau của giấc ngủ, trong giai đoạn ngủ REM. Những người hay mơ gặp ác mộng sẽ dễ bị đánh thức và họ có khả năng ghi nhớ, tường thuật lại giấc mơ của mình. Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thì khó có thể đánh thức họ và sau khi thức dậy họ cũng sẽ không có trí nhớ tốt về giấc mơ đó.
Để có thể phân biệt và nhận biết chính xác về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu đặc trưng sau:
+ Thức dậy đột ngột trong đêm, có thể mở to mắt nhưng khó đánh thức.
+ Bắt đầu la hét dữ dội, miệng u ớ như đang nói gì đó nhưng không thể nghe rõ, không xác định cụ thể về nội dung.
+ Cơ thể ra nhiều mồ hôi, hơi thở gấp, nhịp tim tăng nhanh, đồng tử giãn nở.
+ Mất kiểm soát hành vi, có thể vung tay, đá chân liên tục trong không gian, bỏ chạy ra khỏi giường.
+ Quan sát có thể nhầm tưởng trẻ đang ở trạng thái tỉnh táo nhưng trong thực tế trẻ không thể đáp ứng tốt các hoạt động giao tiếp, tương tác trong lúc đó.
+ Không thể xoa dịu và làm thuyên giảm cơn kinh hoàng.
+ Sau khi tỉnh giấc, trẻ hoàn toàn không thể nhớ hoặc có kí ức rất ít về những sự kiện đã xảy ra trong đêm.
Cơn kinh hoàng thường sẽ kéo dài trong khoảng vài phút hoặc có thể lâu hơn tùy vào từng tình trạng khác nhau. Trung bình cứ khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ phải đối diện với 2 đến 3 đợt kinh hoàng khiến họ bị suy giảm về chất lượng giấc ngủ và có thể tác động xấu đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Các biểu hiện của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thường khởi phát sớm ở trẻ từ 2 đến 4 tuổi. Phần lớn các trường hợp bệnh đều sẽ thuyên giảm dần theo thời gian, đặc biệt sau khi tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, vẫn có không ít những trẻ nhỏ phải đối diện với hội chứng này trong thời gian dài nếu không sớm được can thiệp và điều trị.
3. Nguyên nhân gây ra Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng vẫn chưa được xác định rõ. Chúng thường liên quan đến sự căng thẳng về tình cảm, mệt mỏi hoặc bị sốt. Bệnh có thể xảy ra khi bệnh nhân dùng thuốc mới hoặc ngủ xa nhà. Ngoài ra, hội chứng này cũng có thể xuất hiện do di truyền hoặc những người nghiện rượu.
Một số yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng:
+ Trong gia đình bạn đã có người mắc phải hội chứng này;
+ Trầm cảm;
+ Lo âu;
+ Căng thẳng trong cuộc sống.
4. Ảnh hưởng của Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người nhưng nó lại làm suy giảm nghiêm trọng về chất lượng giấc ngủ, gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nguy hiểm đối với người bệnh. Các cơn kinh hoàng liên tục xảy ra vào giai đoạn ngủ sâu sẽ khiến cho giấc ngủ dần bị suy giảm, cơ thể không được nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp nên dần tạo ra những bất ổn trong đời sống hàng ngày.
Đối với những trường hợp bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thường sẽ không tỉnh táo vào buổi sáng, họ thức dậy với tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi, chán chường, thiết sức khỏe. Chính vì thế, họ không thể đảm bảo tốt được hiệu suất làm việc, khó tập trung vào học tập và không thể hoàn thành được các hoạt động đời sống thường ngày.
Trong thời gian xảy ra cơn kinh hoàng, nhiều người cũng có xu hướng thực hiện các hành vi mất kiểm soát, từ làm tổn thương bản thân hoặc gây thương tích cho người bên cạnh. Một số trường hợp trốn chạy, kích động quá mức cũng có thể tạo ra những tình huống nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe thể chất. Bên cạnh đó, nếu các giấc ngủ kinh hoàng cứ liên tục xuất hiện và kéo dài dai dẳng có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nhiều khả năng sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm hoặc tạo ra những vấn đề nghiêm trọng như ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, hội chứng chân tay không yên…
5. Cách hạn chế sự phát triển của Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Chất lượng giấc ngủ có liên quan mật thiết với thói quen sinh hoạt hàng ngày của con người. Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, việc điều chỉnh lại lối sống hàng ngày cũng sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình ngăn chặn và phục hồi hội chứng giấc ngủ kinh hoàng.
Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh cần thực hiện một số điều sau đây:
+ Duy trì giấc ngủ đủ và chất lượng. Mỗi ngày cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng, tập trung giấc ngủ vào ban đêm, tránh thức khuya.
+ Duy trì thói quen ngủ lành mạnh, ngủ và thức dậy cùng một khung giờ, kể cả những ngày nghỉ.
+ Tạo ra thói quen tích cực trước khi đi ngủ, hạn chế sử dụng điện thoại, vận động mạnh vào buổi đêm. Tốt nhất hãy uống một tách trà ấm, đọc một vài trang sách hoặc ngồi thiền 15 phút trước khi đi vào giấc ngủ.
+ Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, tránh quá nhiều ánh sáng hoặc có thể trang bị thêm một ít tinh dầu thơm để dễ ngủ hơn. Đối với những người mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thì không nên để quá nhiều đồ vật trong phòng ngủ, nhất là những món đồ sắt nhọn, có khả năng gây thương tích.
+ Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, trước khi ngủ cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng và khóa chặt cửa để tránh việc di chuyển, mộng du.
+ Kiểm soát căng thẳng và chủ động chia sẻ những cảm xúc tiêu cực để tránh gây ra các ảnh hưởng về thần kinh.
Lời kết
Mặc dù mức độ nguy hiểm không cao nhưng nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn. Để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, chúng ta cần chú ý quan sát và áp dụng các biện pháp phòng tránh, khắc phục kịp thời. Trên hết, chúng ta cần chú trọng vào việc tạo sự an toàn và loại bỏ triệt để các nguyên nhân gây kích thích đến giấc ngủ mỗi ngày. Dunlopillovietnam luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình mang đến giấc ngủ đủ và chất lượng với một không gian ngủ xanh, khỏe. Liên hệ ngay Dunlopillovietnam để chúng tôi sát cánh cùng bạn nhé.
$(function(){ var num=$(".spbanchay a").length; var xscreen = document.getElementById("content").offsetWidth; if(xscreen<768) var chunk=2; else var chunk = 3; for (var i=0; i < num; i += chunk) { $(".spbanchay a").slice(i, i+chunk).wrapAll( "