fbpx

Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục?

Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục?

Mất ngủ là tình trạng không quá xa lạ ở người cao tuổi. Trong những năm gần đây, bệnh lý này có dấu hiệu trẻ hóa, xảy ra ở cả người trung niên và người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

[ Chỉnh sửa ]

Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục?

Mất ngủ là tình trạng không quá xa lạ ở người cao tuổi. Trong những năm gần đây, bệnh lý này có dấu hiệu trẻ hóa, xảy ra ở cả người trung niên và người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chứng mất ngủ diễn ra thường xuyên còn phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày. Ngoài ra nó còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một chứng bệnh nghiêm trọng.

Vậy mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm cách nào để khắc phục chứng mất ngủ? Hãy cùng Thegioinem.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
 

Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục?
Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

 

Dấu hiệu và nguyên nhân của chứng mất ngủ


Một giấc ngủ có chất lượng là giấc ngủ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như đủ thời gian, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo sau khi thức dậy. Trước khi tìm hiểu mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì, chúng ta nên xác định nguyên nhân và những dấu hiệu của mất ngủ.
 

Dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang mất ngủ có thể là:

– Thường xuyên trằn trọc khó ngủ.
– Giấc ngủ chập chờn, thường thức dậy giữa đêm.
– Không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy.
– Nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng khi đang ngủ.
– Hay bị mơ màng, không thể chìm sâu vào giấc ngủ.
 

Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục?
Dấu hiệu của chứng mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ. Đôi khi chúng chỉ là những yếu tố từ môi trường xung quanh hoặc thói quen sinh hoạt chưa được lành mạnh. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ là:

– Tâm trạng không được thoải mái, căng thẳng, stress.
– Bị rối loạn thời gian thức và ngủ vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ.
– Ngủ quá nhiều vào buổi trưa.
– Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,…
– Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi.
– Tiếp xúc với ánh sáng xanh sát giờ ngủ.
– Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm …

 

Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục?
Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ

 

 

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì


Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì luôn là câu hỏi khó giải đáp và khiến nhiều người phải lo lắng. Bệnh cạnh những nguyên nhân được kể trên, mất ngủ đôi khi cũng đến từ những căn bệnh nguy hiểm hoặc do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Vậy thực chất mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
 

– Các căn bệnh về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức làm đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
– Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây một loại rối loạn giấc ngủ mà người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn và lập đi lập lại nhiều lần trong đêm. Tình trạng ngắt hơi thở có thể khiến người bệnh tỉnh giấc hoàn toàn hoặc ngủ trong trạng thái mơ màng, không sâu giấc.
– Hội chứng hoảng sợ trong lúc ngủ: Tình trạng này thường bắt gặp ở trẻ nhỏ. Bé có thể cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi tột độ trước khi đi ngủ. Nỗi ám ảnh này có thể khiến trẻ thức suốt đêm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
– Trầm cảm: Mất ngủ và trầm cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có gần 90% những người bị trầm cảm sẽ bị mất ngủ hoặc tỉnh giấc giữa đêm. Và 60% người mất ngủ kinh niên sẽ xuất hiệu dấu hiệu trầm cảm nếu tình trạng mất ngủ kéo dài quá 2 tuần.
– Xuất hiện khối u ở não: Triệu chứng của việc xuất hiện khối u ở não ban đầu là chứng chóng mặt, đau nửa đầu. Bên cạnh đó, giấc ngủ của người bệnh thường xuyên bị đứt quãng và giấc ngủ trở nên chập chờn do cơ thể luôn trọng tình trạng không thoải mái. Nặng hơn có thể gây ra đột quỵ trong lúc ngủ.
– Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục?
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

 

Làm sao để cải thiện chứng mất ngủ


Sau khi tìm hiểu mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì, Thế Giới Nệm nhận thấy rằng tốt nhất bạn hãy đi thăm khám bác sĩ hoặc đến những cơ sở y tế uy tín nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường. 
 

Ngoài ra, nếu chứng mất ngủ của bạn chỉ đến từ môi trường hoặc không phải là mất ngủ mãn tính, bạn cũng có thể thử qua những tips sau đây:
 

– Xây dựng thời gian biểu cho giấc ngủ, ngủ sớm, dậy sớm kể cả cuối tuần.
– Tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày khoảng 30 phút vào buổi sáng.
– Tích cực tắm nắng và hấp thụ ánh sáng mặt trời.
– Tránh giấc ngủ trưa dài quá 1 tiếng.
– Hạn chế thức uống chứa caffeine, nicotine, đồ uống có cồn như cà phê, trà, rượu bia,… vào buổi tối.
– Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
Lựa chọn những giải pháp chăm sóc giấc ngủ chất lượng như nệm lò xo, nệm cao su, nệm cao su non, nệm giá rẻ từ những thương hiệu uy tín và có chế độ bảo hành rõ ràng.
– Tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ cũng là cách “vỗ về” giấc giấc tự nhiên hữu ích. 
Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục?
Làm sao để cải thiện chứng mất ngủ

Không ít người vì khó ngủ đã tìm tới các loại thuốc ngủ, thuốc an thần như là biện pháp tức thời để trị mất ngủ. Tuy nhiên, đây không phải biện pháp can thiệp từ gốc. Do đó, bên cạnh tìm hiểu mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì, các bạn cũng nên đến bác sĩ để có chẩn đoán chính sát và chữa trị kịp thời.

 

Bài viết liên quan:

Vì sao bé ngủ không sâu giấc vào ban đêm?

Hội chứng giấc ngủ đến trễ

Hiện tượng ngủ mê man/ ngủ không dậy được là sao?

Vì sao ngủ dậy bị đắng miệng?

Mất ngủ có nên uống hoạt huyết dưỡng não không?

 




Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.