fbpx

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh gan: bạn nên biết!

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh gan: bạn nên biết!

Bạn đã biết giấc ngủ và bệnh gan có mối liên hệ như thế nào?

[ Chỉnh sửa ]

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh gan: bạn nên biết!

Về đêm, khi cơ thể chìm sâu vào giấc ngủ cũng là lúc các cơ quan đào thải độc tố bắt đầu hoạt động hết công suất để tái tạo và thanh lọc cơ thể cho ngày mới. Gan là một trong những cơ quá đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Do đó, giữa các cơ quan đào thải độc tố nói chung và gan nói riêng có mối quan hệ mật thiết với giấc ngủ, chúng tương tác hai chiều với nhau. Khi một trong hai chiều bị ảnh hưởng, chắc chắn sẽ tác động đến nhân tố còn lại.
Vậy mối quan hệ giữa gan và giấc ngủ như thế nào? Hãy cùng Dunlopillovietnam tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh gan: bạn nên biết!


1. Tác động của việc thức đêm đối với hoạt động của gan

Từ 21 giờ đêm, gan bắt đầu hoạt động như một công cụ làm sạch nhà đúng nghĩa đen. Thức đêm là nguyên nhân gây hại cho gan và sức khỏe bản thân. Hormone vỏ thượng thận và hormone tang trưởng đều tiết ra vào ban đêm khi con người chìm vào giấc ngủ. Hormone vỏ thượng thận tiết ra vào lúc sáng sớm trước bình minh, có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất đường trong cơ thể, đảm bảo cơ thịt phát triển. Còn hormone tang trưởng sau khi ngủ mới sản sinh, vừa thúc đẩy tăng trưởng ở thanh thiếu niên, vừa kéo dài quá trình lão hóa ở người già.
Theo đồng hồ sinh học, từ 23h – 1h sáng là thời gian của gan hoạt động để thực hiện chức năng thải độc, trao đổi chất, chuyển hóa các chất trong cơ thể. Từ 1h – 3h sáng, túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong gan và máu. Gan và mật sẽ thực hiện tốt vai trò này khi con người ngủ say nhất. Từ 3h – 5h sáng, gan sẽ hoàn tất quá trình thanh lọc và nghỉ ngơi. Nếu trong giai đoạn này, cơ thể không ngủ sâu giấc gan sẽ không đủ điều kiện để làm việc, gây ra sự thiếu hụt máu trong gan, từ đó làm tổn thương các tế bào, khó sửa chữa và hồi phục các tế bào hỏng. Từ 5h – 7h sáng là thời điểm vàng để cơ thể thức dậy thải độc tố ra ngoài.
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh gan: bạn nên biết!
Vì cơ chế hoạt động cơ thể là thế nên nếu bạn thức quá khuya hay dậy quá trễ đều gây hại cho việc thải độc và nghỉ ngơi của gan. Ngược lại, nếu trong khoảng thời gian này bạn vẫn còn thức, gan có thể phản ứng oxy hóa sản sinh ra các chất độc trung gian  làm suy giảm vai trò của gan, ảnh hưởng các tế bào gan và nguy cơ dẫn đến các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan.
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh gan: bạn nên biết!


2. Các dấu hiệu gan yếu, dễ mắc các bệnh nguy hiểm

2.1. Thường xuyên mất ngủ, không ngủ được
Mất ngủ thường đến từ nhiều nguyên do khác nhau, trong đó bao gồm cả dấu hiệu bệnh gan. Cụ thể, gan yếu sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết melatonin – một hormone tạo cảm giác buồn ngủ, khiến bạn cả ngày thì uể oải còn ban đêm thì “tỉnh như cú”.
Mặt khác, gan xấu còn ảnh hưởng đến quá trình tạo máu và giải độc của cơ thể. Lâu ngày độc tố sẽ tích tụ nhiều, làm khí huyết trong người bất ổn và khiến cơ thể suy nhược, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, ngủ chập chờn, thức giấc sớm… thì nên xem xét khả năng mắc bệnh gan.
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh gan: bạn nên biết!


2.2. Chân bị chuột rút khi ngủ
Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế, chân bị chuột rút khi ngủ là một trong những dấu hiệu rõ nhất của gan xấu. Theo tiến sĩ Atif Zaman – giám đốc Khoa Gan tại Đại học Khoa học và Y tế Oregon (Mỹ), những bệnh nhân bị xơ gan thường có 22-28% khả năng gặp phải chứng này khi ngủ.
Nguyên do là vì, gan không chỉ điều khiển các cơ và tĩnh mạch mà còn dự trữ máu cho cơ thể. Khi gan có vấn đề, lượng máu chuyển đến các cơ sẽ giảm đi, tĩnh mạch không được máu nuôi dưỡng dẫn đến co thắt cơ. Lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng chuột rút ở bắp chân khi ngủ.
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh gan: bạn nên biết!


2.3. Đau bụng khi đang ngủ
Một số loại bệnh như viêm gan, xơ gan thường có chung một tình trạng đau bụng khi đang ngủ. Theo đó, gan có mối liên hệ mật thiết với dạ dày và lá lách, nếu gan xấu sẽ khiến chức năng của 2 bộ phận kia bị ảnh hưởng. Lâu ngày còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây nên chứng đau bụng khi ngủ.
Nếu bệnh gan trầm trọng hơn, nó sẽ gây đau ở khu vực vùng hạ sườn phải cả ngày lẫn đêm. Lúc đầu cảm giác sẽ đau nhẹ âm ỉ, nhưng khi diễn tiến nặng thì cường độ đau cũng tăng theo thời gian. Nếu các cơn đau thường xuyên xuất hiện, kéo dài, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh gan: bạn nên biết!


Lời kết

Do đó, việc cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, từ bỏ thói quen thức khuya sẽ tác động tích cực đến gan và cơ thể. Ngoài ra, để phòng tránh cũng như “hồi sinh” cho gan bị suy giảm chức năng, bạn có thể sử dụng các biện pháp đơn giản như: uống nhiều nước; sử dụng trà xanh; ăn uống cân bằng, đặc biệt ăn nhiều rau xanh; ăn các loại trái cây có múi; hạn chế các thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo. Một ngày gan thực hiện tới 5000 nhiệm vụ để duy trì hoạt động của cơ thể, do đó, hãy chủ động bảo vệ cơ thể của bản thân thật tốt.

Dunlopillovietnam.vn

 




Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.