fbpx

Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người

Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người

Lạm dụng thuốc ngủ, tiềm ẩn nhiêu nguy cơ chết người, cẩn thận!

[ Chỉnh sửa ]

Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người

Mất ngủ đang là vấn nạn phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là giới trẻ. Thay vì lựa chọn các biện pháp phòng tránh hay chữa lành có nguồn gốc tự nhiên nhưng hiệu quả chưa thể nhận thấy ngay, nhiều người lại chọn giải pháp nhanh là dung thuốc ngủ. Tuy nhiên, dung các chất hóa học xưa này không phải là phương pháp lâu dài vì nguy cơ đe dọa sức khỏe là vô cùng cao. Đặc biệt với thuốc ngủ, dù hiệu quả ngay nhưng nếu lạm dụng sẽ đe dọa rất lớn đến sức khỏe và tính mạng bản thân.
Bài viết hôm nay, Dunlopillovietnam sẽ cập nhật một số thông tin về tác hại của thuốc ngủ đối với sức khỏe. Các bạn cùng theo dõi nhé.
Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người


1. Phân loại một số thuốc ngủ liều mạnh

Thuốc ngủ là các thuốc chứa thành phần dược chất gây buồn ngủ, thường được dùng đối với các trường hợp bị mất ngủ thường xuyên hoặc bị rối loạn giấc ngủ.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc ngủ khác nhau với cơ chế hoạt động riêng biệt, có thể kể đến như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc trợ ngủ không kê đơn (đơn cử là thuốc kháng histamine). Dưới đây là một số loại thuốc ngủ liều mạnh bạn có thể tham khảo:
+ Thuốc ngủ là dẫn xuất của Benzodiazepin: công dụng chủ yếu của các thuốc này là an thần và tạo cảm giác buồn ngủ. Thuốc này được xếp vào nhóm thuốc ngủ liều mạnh có thể khiến bệnh nhân bị phụ thuộc vào thuốc nếu dùng lâu ngày. Thường thì những trường hợp sau sẽ được kê đơn loại thuốc này: người thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu, bị kích thích thần kinh, co giật do sốt cao, hạn chế các cơn động kinh và dùng để cai rượu… Thuốc chứa các hoạt chất tiêu biểu là clonazepam, bromazepam và diazepam;
+ Thuốc ngủ chứa dẫn xuất của Barbituric: đây là nhóm thuốc gây ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp gây buồn ngủ, an thần, chống động kinh, co giật. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài từ 8 – 12 giờ, bao gồm thuốc pentobarbital
và phenobarbital. Tuy nhiên ngày nay nhóm thuốc này rất hiếm khi được sử dụng do gây ra nhiều tác dụng phụ và gây độc hại cho cơ thể khi dùng sai cách;
+ Các loại thuốc ngủ khác (Rozerem, Lunesta và Ambien): phổ biến hơn vì tác dụng an thần nhẹ hơn, tác dụng phụ ít và không gây phụ thuộc như 2 loại trên. Tuy nhiên chúng cũng thuộc nhóm thuốc ngủ liều mạnh nên nếu dùng với số lượng nhiều cùng một lúc có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người sử dụng.
Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người


2. Tác hại của thuốc ngủ

Các trường hợp lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài nếu nhẹ thì thường không có triệu chứng gì rõ rệt, nhịp thở vẫn đều đặn và có đáp ứng cơ thể khi bị tác động. Tuy nhiên sau khi thức giấc thường hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Các trường hợp nặng thì có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như:
+ Hôn mê sâu

+ Mạch nhanh, thở chậm và nông, có thể kèm khò khè khó chịu
+ Nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm và thường xuyên bị ngắt quãng
+ Đồng tử co, phản xạ ánh sáng chậm
+ Huyết áp giảm hoặc không đo được
+ Uống quá liều còn có thể gây co giật, hôn mê triền miên, da xanh tím, thậm chí là tiêu chảy và nôn ra máu
+ Người lạm dụng thuốc ngủ lâu dần cũng khiến cho thuốc mất khả năng cải thiện giấc ngủ mà vẫn gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ hay thậm chí là tâm thần.
Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người


3. Tác dụng phụ của thuốc ngủ

3.1. Tác dụng phụ toàn thân
Dùng thuốc ngủ liều mạnh có thể khiến người bệnh gặp phải những tác dụng nghiêm trọng toàn thân như sau:
+ Vấn đề về hệ hô hấp: mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng, hen suyễn, rối loạn chức năng thở (nhịp thở không đều, thở hổn hển, ngưng thở khi ngủ…);
+ Rối loạn tiêu hóa: khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, thay đổi cảm giác thèm ăn;
+ Vấn đề về hệ thần kinh: ngứa ran hoặc nóng rát bàn tay, bàn chân, choáng váng, chóng mặt, chậm chạp, hay quên, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, mất năng lực kiểm soát hành vi;
+ Rối loạn giấc ngủ: buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày, ngủ quá nhiều, ngủ mê mệt…;
+ Ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người

3.2. Phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc
Như đã đề cập, những loại thuốc ngủ liều mạnh như dẫn xuất benzodiazepin hoặc barbiturat nếu dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến hệ quả là tình trạng nghiện thuốc, phụ thuộc vào thuốc. Tức là nếu ngừng sử dụng thì bệnh nhân sẽ có hội chứng cai như bồn chồn, vật vã, khó ngủ, kích thích,… Chỉ khi dùng thuốc trở lại thì mới cải thiện được những triệu chứng này. Do đó nếu bạn ít lạm dụng thuốc, tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị như bác sĩ đã chỉ định thì sẽ không gặp phải tình trạng phụ thuộc thuốc như vậy. Đặc biệt, nếu bạn muốn ngừng thuốc thì hãy tiến hành bằng cách cắt giảm liều dùng từ từ, không được dừng thuốc đột ngột.
Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người
3.3. Nguy cơ tử vong nếu lạm dụng thuốc ngủ mạnh
Những thuốc ngủ liều mạnh nếu bị lạm dụng trong thời gian dài có thể để lại tác hại khôn lường. Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của thuốc ngủ liều mạnh đó là gây tử vong nếu được dùng với liều lượng cao gấp 5 – 20 lần so với bình thường.
Tuy rằng hiện nay đã có nhiều biện pháp giúp quản lý việc dùng thuốc ngủ và các loại thuốc ngủ đã được bào chế với độ an toàn cao hơn, tác dụng phụ cũng được giảm đi ít nhiều nhưng nguy cơ tử vong nếu dùng quá liều vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó nếu cần phải dùng thuốc ngủ để điều trị, bạn cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn, tuyệt đối không được tự ý tăng liều dùng.
Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người


4. Các triệu chứng khi dung thuốc ngủ quá liều

Uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì? Một số dấu hiệu nhận biết nếu bạn dùng quá liều thuốc ngủ bao gồm:
+ Ngủ mê quá mức
+ Không kiểm soát được hành vi
+ Đau bụng: Tuy đây là triệu chứng hiếm gặp, nhưng dùng quá liều thuốc ngủ có thể gây ra chứng chán ăn và táo bón.
+ Nhịp thở không đều: Dùng quá liều thuốc ngủ có thể khiến bạn gặp biểu hiện thở chậm hoặc rối loạn chức năng thở. Trong trường hợp nếu người sử dụng thuốc ngủ thở hổn hển hoặc ngừng thở và mất ý thức, bạn cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay lập tức và nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất.
Điều quan trọng là người sử dụng thuốc phải nhận thức được việc uống quá nhiều thuốc ngủ có tác hại gì cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc ngủ để có cách xử lý kịp thời. Điều này giúp người bệnh tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người


5. Đối tượng không nên sử dụng thuốc ngủ

So với những người trẻ tuổi, người lớn tuổi có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khi dùng thuốc ngủ cao hơn. Nguyên nhân là vì thuốc ngủ thường sẽ tồn tại trong cơ thể người cao tuổi lâu hơn. Cơn buồn ngủ thậm chí có thể kéo dài cả ngày sau khi uống thuốc. Người lớn tuổi có thể gặp phải các tình trạng như lú lẫn và các vấn đề về trí nhớ, điều này có thể dẫn đến ngã, gãy xương hông và những chấn thương khác…
Lạm dụng thuốc ngủ: Cẩn thận chết người


Lời kết

Thuốc ngủ luôn tiền ẩm nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Dù trong hoàn cảnh nào, bạn hãy cố gắng đừng để bản thân phải lạm dụng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Thay vào đó, bạn hã sử dụng các biện pháp giúp dễ ngủ tự nhiên, vừa đảm bảo hiệu quả, vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dunlopillovietnam.vn




Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.