Nghiến răng khi ngủ – làm sao để bỏ được tật này?
Nghiến răng khi ngủ là một dạng rối loạn vận động trong giấc ngủ, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa trị,… hãy cùng Dunlopillovietnam đi phân tích qua bài viết Nghiến răng khi ngủ – làm sao để bỏ được tật này?
Nghiến răng khi ngủ là một dạng rối loạn vận động trong giấc ngủ, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tật nghiến răng khi ngủ khá nhiều người mắc phải nên thường bị xem nhẹ hay thậm chí là mặc kệ. Tuy nhiên về lâu dài, có thể gây hại đến khớp thái dương – hàm và sức khỏe răng miệng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa trị,… hãy cùng Dunlopillovietnam đi phân tích qua bài viết Nghiến răng khi ngủ – làm sao để bỏ được tật này?
1. Khái niệm về chứng nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng khi ngủ là một thói quen xấu nhưng lại khá phổ biến. Trong y khoa, chứng này được đặt tên là Sleep Bruxism – hội chứng rối loạn vận động trong lúc ngủ. Hội chứng này khiến cho hai hàm bị nghiến chặt trong vô thức trong, tạo áp lực lên răng và tạo ra âm thanh ken két.
Tật nghiến răng khi ngủ thường không xảy ra xuyên suốt trong giấc ngủ. Người mắc phải hội chứng trên chỉ nghiến răng trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như khi họ trở mình. Nhưng nếu việc ngủ nghiến răng liên tiếp diễn ra từ ngày này qua ngày khác, răng và hàm của sẽ phải chịu tổn thương nghiêm trọng. Tệ hơn nữa là kéo theo một số biến chứng khác, chẳng hạn như lệch khớp cắn. Đồng thời cũng dễ mắc thêm các chứng rối loạn giấc ngủ khác như hội chứng ngưng thở khi ngủ.
2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ
2.1 Do vấn đề tuổi tác
Người trẻ sẽ gặp phải tình trạng ngủ nghiến răng phổ biến hơn với người lớn tuổi. Càng về già, thói quen này sẽ càng giảm bớt. Bù lại, các hội chứng rối loạn giấc ngủ khác như nói mớ, ngủ ngáy, giật mình liên tục,… lại bắt đầu xuất hiện.
2.2 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng là 1 nguyên nhân phổ biến gây ra chứng nghiến răng. Nếu trong gia đình bạn có thành viên mắc tật ngủ nghiến răng thì xác suất lên đến 21-50% bạn cũng sẽ mắc phải tật ngủ này.
2.3 Lệch khớp cắn
Khi 1 người bị lệch khớp cắn, vận động nhai của hàm sẽ không diễn ra như bình thường mà bị sai lệch theo nhiều cách khác nhau. Nguyên nhân có thể đến từ việc mọc răng cùng hoặc thói quen nhai 1 bên.
2.4 Các hội chứng rối loạn khác
Nếu bạn có tiểu sử bị các rối loạn giấc ngủ như khủng hoảng ban đêm, chứng ngưng thở khi ngủ thì xác suất mắc tật ngủ nghiến răng sẽ cao hơn.
Sức khỏe tinh thần không ổn định do áp lực từ cuộc sống như công việc, thi cử,… Hoặc một số vấn đề về tác dụng phụ của thuốc nếu bạn đang trong quá trình trị liệu bệnh lý nào khác,… Cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tật nghiến răng trong lúc ngủ.
3. Nghiến răng khi ngủ gây nên ảnh hưởng như thế nào
Thông thường, nghiến răng khi ngủ diễn biến ở mức độ nhẹ, người bị mắc phải tật này không quá bị ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, việc nghiến răng ken két vào ban đêm gây nên những âm thanh khó chịu cho người nằm cạnh. Mặt khác, cũng có 1 số trường hợp chứng rối loạn này phát triển đến mức nghiêm trọng. Có thể gây ra các biến chứng như đau đầu, lệch khớp cắn, tổn thương chân răng, rối loạn chứng năng hàm,… Ngoài ra, chứng Sleep Bruxism còn có thể gây gãy răng, mòn răng, rụng răng.
4. Dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ đã đến mức nghiêm trọng
Một số dấu hiệu cho thấy chứng nghiến răng khi ngủ của bạn đang trở nặng và cần có biện pháp can thiệp y tế nhanh chóng:
– Nguy cơ kéo thêm chứng Đột quỵ khi ngủ
5. Làm sao để khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ
Nếu tình trạng nghiến răng chỉ ở mức độ nhẹ, tần suất xảy ra thấp, không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì có thể không cần điều trị. Nhưng nếu tình trạng ngủ nghiến răng đã trở nặng, gây ra các cơn đau vùng mặt, lệch khớp cắn,.. thì hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có được phương án điều trị sớm và dứt điểm tránh bệnh tình càng thêm trở nặng.
Dưới đây là một số biện pháp để khắc phục được tật ngủ này:
Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng nghiến răng khi ngủ. Bạn nên tìm kiếm các giải pháp giúp xoa dịu tinh thần, giải tỏa căng thẳng. Thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ,… cũng là một trong những cách giúp bạn bình tâm hơn. Ngoài ra, đừng ngại chia sẻ những phiền muộn của mình với bạn bè, gia đình. Được lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp bạn tống khứ được những cảm xúc tiêu cực này ra khỏi tâm trí nhanh chóng.
5.2 Loại bỏ các thói quen xấu
Nên dừng sử dụng thuốc lá, bia, rượu, cà phê vì chúng sẽ tăng nguy cơ ngủ nghiến răng, khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thường mệt mỏi sau khi thức dậy.
Việc đổi mới không gian phòng ngủ trở nên thoáng mát và ấm cúng giúp bạn dễ dàng có được giấc ngủ ngon hơn. Một đêm sâu giấc trên chiếc nệm êm ái sẽ giúp bạn tránh gặp phải các chứng rối loạn giấc ngủ như giật mình khi ngủ hoặc liên tục trở mình trong lúc ngủ. Tật nghiến răng khi ngủ cũng được đó được giảm bớt đi đáng kể.
Mặc dù chứng nghiến răng khi ngủ không quá nguy hiểm. Nhưng nếu tiếp diễn dai dẳng trong thời gian dài thì có thể gây ra những tổn thương nặng nề với khớp cắn và sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, đừng coi thường những tác hại của tật ngủ này nhé!
Dunlopillovietnam.vn
$(function(){ var num=$(".spbanchay a").length; var xscreen = document.getElementById("content").offsetWidth; if(xscreen<768) var chunk=2; else var chunk = 3; for (var i=0; i < num; i += chunk) { $(".spbanchay a").slice(i, i+chunk).wrapAll( "