fbpx

Những điều thú vị về ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu còn được biết nhiều là dịp Tết đoàn viên của gia đình, khi con cháu cùng quay quần bên mẫm cỗ chỉ đơn giản là bánh, trà, cùng nhau ngắm trăng, xem bọn trẻ rước đèn. Năm nay, Tết Trung thu rơi vào ngày 17/9 Dương lịch. Nhân sự kiện này, cùng Dunlopillovietnam tìm hiểu đôi nét về ngày Tết truyền thống này nhé.

Những điều thú vị về Tết Trung Thu
Những điều thú vị về Tết Trung Thu

Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Nói đến Trung thu, người Việt thường gắn liền với truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội. Theo đó, chú Cuội ngoài tật xấu nói dối, còn là người có tài nấu ăn rất giỏi. Chú đã giúp chị Hằng làm ra chiếc bánh ngon nhất trong cuộc thi làm bánh tại Thiên đình. Nhờ đó mà Hằng Nga được ban thưởng. Cuội rất quý Hằng Nga, nên đã theo chị về Thiên đình bầu bạn. Nhưng một thời gian sau thì nhớ nhà nên thường ngồi khóc dưới gốc cây đa và nhìn xuống trần gian. Cũng chính vì điều đó mà vào ngày rằm, ngày trăng sáng nhất mùa thu thì chị Hằng và Chú Cuội được Ngọc Hoàng cho phép được bay xuống trần gian đề chơi đùa với các cháu nhỏ. Từ đó về sau mà ngày tết trung thu cũng được hình thành từ đây.
Ngoài ra, sử sách còn ghi nhận rằng vào mùa thu tháng Tám, khi việc gieo trồng hoàn thành, tiết trời dịu mát là thời điểm lý tưởng để người dân Lạc Việt mở hội, trai gái gặp gỡ, giao duyên. Dịp lễ hội này còn gợi nhắc về ngày vua Lý tạ ơn thần Rồng đã mang mưa đến, giúp mùa màng bội thu, đem lại sự ấm no, sung túc.

Nguồn gốc ngày Tết Trung thu
Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Trung Hoa.
Thuở sơ khai, Tết Trung thu được coi là Tết của người lớn, là dịp để mọi người thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên khi trời vào thu, uống trà ăn bánh, ngắm ánh trăng rằm tròn vành vạch trên đầu. Con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui và nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp, con cháu quay về tụ họp bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
Trải qua theo thời gian, ngày lễ này dần trở thành ngày Tết của trẻ em, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con cầm tay đi chơi rước đèn, chơi đùa thỏa thích khi đêm xuống mà không sợ bị ai trách mắng. Cỗ mừng Trung thu thường có bánh trung thu, kẹo ngọt… và các thứ hoa quả. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình cảm gia đình thêm khăng khít.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu
Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Theo lời các cụ xưa kể lại, vào ngày rằm tháng tám, trai gái trong làng còn cùng nhau hát điệu Trống quân. Thực ra điệu hát này hay được diễn xướng trong những đêm trăng rằm trời sáng, nhưng vào dịp Tết Trung thu thì càng thêm thích hợp. Chẳng những để vui chơi giải trí mà đây còn là hình thức để trai gái tìm hiểu nhau trước hôn nhân. Qua tiếng hát để tìm người trăm năm phối ngẫu, dùng những ca từ uyển chuyển để chinh phục trái tim.
Ngoài ra, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Phong tục ngày Tết Trung thu ở Việt Nam

Tục rước đèn Trung Thu

Tết Trung thu đến gần, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị cho các bé những chiếc đèn lồng rực rỡ, đẹp xinh. Đây là món đồ chơi không thể thiếu để các em tham gia phong tục rước đèn Trung thu được tổ chức ở trường hoặc thôn xóm.

Rước đèn ngày Tết Trung Thu
Rước đèn ngày Tết Trung Thu

Múa lân rộn ràng

Không khí Tết Trung thu càng thêm sôi động qua tiếng trống rộn ràng của các buổi múa lân. Hoạt động múa lân Trung thu thường được diễn ra trong đêm hội vào ngày 14, 15, 16.

Múa lân rộn ràng
Múa lân rộn ràng

Bày mâm cỗ trông Trăng

Trong dịp Tết Trung Thu, mỗi gia đình Việt đều trang hoàng mâm cỗ với bánh kẹo, hoa quả như: bưởi, thị, hồng, quả na, dưa hấu… Một số nơi sẽ trang hoàng mâm cỗ Trung thu ấn tượng với những hình thù độc đáo được tạo từ trái cây, bánh nướng. Mâm cỗ trung thu không chỉ dùng để cúng trăng mà còn để tế trời đất, tổ tiên mong mọi sự an lành, viên mãn.

Bày mâm cỗ trông Trăng
Bày mâm cỗ trông Trăng

Làm bánh Trung thu

Bánh trung thu là biểu tượng của sự đoàn viên, phúc lợi và đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết trăng rằm. Ngày nay, bánh Trung thu có đa dạng mẫu mã với thành phần nguyên liệu phong phú, mang đến cho mỗi người nhiều sự lựa chọn, từ thưởng thức đến biếu tặng. Ngoài ra, việc tự làm bánh trung thu truyền thống cũng là lựa chọn được yêu thích của nhiều gia đình khi có dịp quây quần bên nhau.

Bánh Trung Thu đặc trưng ngày Tết Trung Thu
Bánh Trung Thu đặc trưng ngày Tết Trung Thu

Làm đồ chơi chủ đề Trung thu

Không khí ngày Tết Trung thu càng thêm rực rỡ với đủ loại đồ chơi được bày bán ở cửa hàng, từ trống, mặt nạ đến đèn ông sao, đầu sư tử… Một số gia đình, địa phương còn chế tạo những món đồ chơi Trung thu sống động, đa dạng kích cỡ để hưởng ứng mùa Tết đoàn viên.

Đèn lồng Trung thu
Đèn lồng Trung thu

Hát trống quân

Một số địa phương ở miền bắc vẫn tồn tại phong tục hát trống quân trong đêm hội trăng rằm. Phong tục này đã có từ lâu đời, là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ để vui chơi và kén bạn trăm năm.

Hát trống quân là phong tục phổ biến ở miền Bắc
Hát trống quân là phong tục phổ biến ở miền Bắc

Tặng quà Trung thu

Nhân dịp Trung thu, mọi người thường biếu tặng nhau những món quà để thể hiện sự quan tâm và gắn kết tình thân. Món quà Trung thu phổ biến nhất được tặng là bánh trung thu và đèn lồng cho trẻ nhỏ.

Tặng quà Trung thu
Tặng quà Trung thu

Phá cỗ Trung thu dưới ánh trăng đêm rằm

Vào đêm trăng rằm, mọi người cùng nhau phá cỗ Trung thu và thưởng thức hương vị của các loại bánh kẹo, trái cây đã bày biện. Đây là hoạt động được nhiều người mong đợi, cả trẻ nhỏ lẫn người lớn với khoảnh khắc đầm ấm, sum vầy bên mâm cỗ.

Phá cỗ Trung thu dưới ánh trăng đêm rằm
Phá cỗ Trung thu dưới ánh trăng đêm rằm

Văn hóa Trung thu tại một số quốc gia

Tết Trung thu tại Trung Quốc

Trung thu được xem là một trong những lễ hội trọng đại của người Trung Quốc với nhiều nghi lễ như: tế trăng, thắp đèn lồng, thả đèn hoa đăng, múa lân, giải câu đố. Đây còn là dịp gia đình sum vầy, thưởng thức bữa cơm đoàn viên. Theo truyền thống, người Trung Quốc thường tổ chức uống rượu và ngắm trăng trong ngày lễ này, nên được gọi là Tết ngắm trăng.

Thả hoa đăng vào ngày Tết Trung Thu ở Trung Quốc
Thả hoa đăng vào ngày Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Tết Trung thu tại Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Tết Trung thu được gọi là Chuseok, có nghĩa là “đêm mùa thu” hoặc “đêm trăng đẹp nhất trong năm”, và kéo dài trong ba ngày (từ ngày 14 đến 16/8 âm lịch). Đây là thời điểm mà người dân Hàn Quốc trở về quê hương và sum họp cùng gia đình để thực hiện các nghi lễ cúng bái, đi tảo mộ và tặng quà cho nhau. Điều này nhằm biểu dương lòng biết ơn tổ tiên và cầu mong một mùa màng bội thu và cuộc sống thịnh vượng.
Người Hàn Quốc có món bánh đặc trưng cho dịp Trung thu là Songpyeon. Món bánh có hình vầng trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt và được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông.

Songpyeon là món bánh được làm vào ngày Tết Trung Thu ở Hà Quốc
Songpyeon là món bánh được làm vào ngày Tết Trung Thu ở Hà Quốc

Tết Trung thu tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, Tết Trung Thu được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi, có nghĩa là “ngắm trăng”. Truyền thống này đã được du nhập vào Nhật từ hàng nghìn năm trước, nhằm tôn vinh vẻ đẹp của trăng tròn mùa thu và thể hiện tình yêu, sự trân quý thiên nhiên trong văn hóa Nhật Bản.
Vào Trung thu, người Nhật thường mặc trang phục truyền thống, mang đồ cúng đến đền thờ và trang hoàn nhà cửa bằng cây cỏ lau. Thay vì lựa chọn bánh Trung Thu, người Nhật ưa chuộng bánh gạo tsukimi dango, khoai môn và uống trà khi thưởng thức vẻ đẹp trăng rằm.

Vào Trung thu, người Nhật thường mặc trang phục truyền thống
Vào Trung thu, người Nhật thường mặc trang phục truyền thống

Tết Trung thu tại Singapore

Tết Trung Thu ở Singapore được gọi là lễ hội lồng đèn hoặc lễ hội bánh Trung thu và diễn ra vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm. Trong ngày này, trẻ em thường cùng nhau múa hát, ngắm trăng và tham gia phá cỗ. Khắp các con phố ở Singapore được trang trí bằng hàng ngàn đèn lồng và các biểu tượng đặc trưng của mùa lễ Trung Thu.

Trung thu ở Singapore được trang trí đẹp mắt
Trung thu ở Singapore được trang trí đẹp mắt

Lời kết

Ngoài các quốc gia tiêu biểu trên, Tết Trung thu cũng được xem là một sự kiện văn hóa đặc biệt tại các nước khác với những nét độc đáo riêng. Với niềm tin về sự liên kết giữa con người với ánh trăng, tựu chung đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp trăng rằm và mong cầu cuộc sống tươi vui, hạnh phúc.

—————————

Dunlopillovietnam
Website: https://dunlopillovietnam.vn/
Hotline: 0901 800 325
Showroom: https://dunlopillovietnam.vn/cua-hang

Bình luận bài viết (1 bình luận)