fbpx

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

Lễ Thất tịch, nguồn gốc, ý nghĩa, những thông tin thú vị bạn nên biết

[ Chỉnh sửa ]

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

Mùng 7/7 âm lịch hằng năm được mọi người biết đến là ngày Lễ Thất tịch, ngày gắn liền với truyền thuyết tình yêu dân gian của cặp đôi Ngưu Lang – Chức Nữ. Năm nay, Thất tịch rơi vào ngày 22/8/2023 dương lịch, chúng ta hãy cùng Dunlopillovietnam điểm qua những thông tin thú vị về sự kiện này nhé.

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

1. Nguồn gốc ngày Thất tịch

Lễ Thất tịch theo văn hóa phương Đông được xem là ngày lễ tình yêu hay đôi khi còn được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á và được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm. Ngày lễ này được dựa trên câu truyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ.
Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.
Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái. Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.
Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

2. Ý nghĩa ngày Thất tịch

Ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam hay được gọi là ông Ngâu bà Ngâu. Gọi là như vậy vì trong ngày ngày thường xảy ra hiện tượng mưa ngâu. Tương truyền, mưa là giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ gặp nhau. Dân gian có câu “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.  Hàng năm, vào ngày 7/7 âm lịch, một buổi lễ được tổ chức ở chùa Hà để cầu tình duyên, con cái và gia đình hạnh phúc. Người ta tin rằng nếu hai người yêu nhau cùng đi ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ vào đêm 7/7 sẽ mãi mãi bên nhau.
Ở Trung Quốc, những người phụ nữ sẽ cầu nguyện cho đôi mình có bàn tay khéo léo vào đêm 7/7 âm lịch. Ngày này, các cô gái trẻ thường bày biện đồ những món đồ nghệ thuật để cầu mong lấy được người chồng tốt. Vào ngày lễ này, mọi người ở Trung Quốc thường sẽ ăn các món ăn phổ biến như sủi cảo, xảo tô, gà, chè đậu đỏ với mong muốn tay chân trở nên nhanh nhẹn, khéo léo hơn và đặc biệt là nâng cao kỹ năng thêu thùa ở người con gái.

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

3. Quan niệm ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch

Theo quan niệm cổ xưa của nhiều dân tộc phương Đông, đậu đỏ mang lại may mắn vì màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành và phát triển. Tương truyền, những người ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ nhanh chóng tìm được người yêu khi còn độc thân và bên nhau trọn đời khi kết hôn.
Tuy chưa biết được truyền thuyết có thật hay không nhưng việc ăn chè đậu đỏ vào Thất Tịch ngày 7/7 Âm lịch lại được giới trẻ ưa chuộng. Đây được xem là cơ hội vàng cho những ai còn độc thân với mong muốn tìm được nửa kia ưng ý. Còn đối với những cặp đôi đang yêu nhau, việc ăn chè đậu đỏ sẽ giúp cho tình cảm trở nên gắn kết, bền chặt hơn.

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

4. Những điều không nên làm trong ngày Thất tịch

4.1. Không nên tổ chức đám cưới
Bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đây là ngày họ đoàn tụ một năm xa cách. Nhưng rồi lại phải chia xa và mang trong mình bao nỗi buồn, nỗi nhớ. Vì vậy, nhiều người cho rằng không nên tổ chức đám cưới vào ngày Thất Tịch vì sợ sẽ phải chia cắt như Ngưu Lang Chức Nữ.

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

4.2. Không nên xây dựng nhà cửa
Có rất nhiều câu chuyện để giải thích cho vấn đề này, nhưng có thể thấy thời tiết Việt Nam vào ngày 7/7 âm lịch thường có mưa và gây cản trở việc xây nhà dựng, thi công xây dựng. Ngoài ra, tháng 7 thường được gọi là “tháng cô hồn”. Đây là thời điểm ma quỷ thường xuyên quấy phá, nên những việc quan trọng như xây dựng nhà cửa sẽ không nên được tiến hành.

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

4.3. Không nên làm việc ác
Làm việc thiện và tránh làm những điều sai trái, không chỉ trong ngày lễ Thất Tịch. Nhưng trong ngày này, cần đặc biệt coi trọng việc thiện lành nhằm cầu bình an cho bản thân và gia đình, tạo ấn tượng tốt với người thương. Người ta cũng tin rằng tránh làm điều ác vào ngày này sẽ giúp bạn gặp nhiều may mắn trong tình duyên.

Lễ Thất tịch: Những điều thú vị bạn nên biết

Lời kết

Lễ Thất tịch không chỉ phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc, mà đã ảnh hưởng và đi vào trong văn hóa của một số quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỗi quốc gia sẽ có những phong tục, những nét văn hóa riêng, nhưng tựu chung, tất cả đều hướng đến sự may mắn, thuận lợi và bội thu.

Dunlopillovietnam.vn




Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.