Hội chứng chân không yên là gì?
Hội chứng chân không yên RLS (bệnh willis ekbom) là một tình trạng thần kinh gây ra cảm giác kiến bò hoặc ngứa ran ở chân. Điển hình xảy ra khi nghỉ ngơi hoặc đang ngủ, cảm giác muốn di chuyển ở chân quá lớn, bạn sẽ xoa chân hoặc xoa hai bàn chân vào nhau để giảm đau.
Các triệu chứng của hội chứng chân không yên là gì?
Các triệu chứng của hội chứng chân không yên khiến bạn không thể nghỉ ngơi và ngủ vào ban đêm. Thậm chi tình trạng giật mình còn thường xảy ra khi cố gắng đi vào giấc ngủ. Những người bị RLS cảm thấy như kiến bò, ngứa, kéo hoặc đau nhói ở chân. Các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ nhất vào ban đêm khi cố gắng ngủ. Điều này dẫn đến giấc ngủ bị chập chờn, hoặc mất ngủ, buồn ngủ vào ban ngày,… ảnh hưởng rất lớn đến công việc.
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng chân không yên?
Viện quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ cho biết RLS có các triệu chứng xuất hiện trước tuổi 40. Thiếu sắt trong não cũng là một trong những nguyên nhân. Những người mắc các bệnh về thận, nghiện rượu, bệnh thần kinh ngoại biên (dây thần kinh bị tổn thương) và mang thai 3 tháng cuối thường gặp phải hội chứng chân không yên.
Phần hạch nền của não kiểm soát chuyển động dựa vào dopamine trong các đường dẫn thần kinh để xử lý chuyển động của cơ thể. Bất kỳ sự xáo trộn nào trong các con đường này đều gây ra sự gián đoạn chức năng. Những người bị bệnh Parkinson có thể bị RLS vì rối loạn này cũng xảy ra ở phần hạch nền của não.
Các yếu tố gây nên hội chứng chân không yên:
- Hầu hết mọi người nhận thấy hội chứng chân không yên RLS thường dữ dội nhất ở độ tuổi trung niên
- Phụ nữ có nhiều khả năng mắc RLS hơn nam giới
- Những người bị bệnh thận giai đoạn cuối và chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, bệnh thần kinh ngoại biên (dây thần kinh bị tổn thương) có nguy cơ cao bị RLS
- Tiền sử gia đình về hội chứng chân không yên RLS (yếu tố di truyền)
- Tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống buồn nôn và thuốc chống loạn thần
- Một số phụ nữ mang thai gặp phải các triệu chứng RLS thường xuyên hơn trong ba tháng cuối của thai kỳ
- RLS gây ra tình trạng thiếu ngủ, có thể làm trầm trọng thêm các bệnh như trầm cảm, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường
Làm thế nào để chẩn đoán hội chứng chân không yên?
Mặc dù không có xét nghiệm chẩn đoán RLS hội chứng chân không yên, thông thường được phán đoán thông qua mô tả các triệu chứng. Chẩn đoán RLS sẽ được xác nhận nếu bệnh nhân có nhu cầu cử động chân quá mức, đặc biệt vào ban đêm khi cố gắng ngủ. Người mắc RLS sẽ cảm thấy bớt khó chịu khi đứng dậy di chuyển xung quanh.
Các cách điều trị hội chứng chân không yên
Có nhiều cách để tự điều trị và làm thuyên giảm các triệu chứng của Hội chứng chân không yên. Thay đổi lối sống có thể khá hiệu quả vì chúng cải thiện sức khỏe tổng thể và tinh thần của bạn. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh giàu thực phẩm bổ dưỡng, uống nước, bổ sung vitamin, tập thể dục và hít thở không khí trong lành có thể làm dịu bệnh tật và hỗ trợ phục hồi. Dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn khi có sức khỏe tốt, hệ thần kinh khỏe mạnh là liều thuốc giúp ngủ ngon.
Trong một số trường hợp, bổ sung sắt đơn giản có thể đủ để chống lại RLS nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần một loại thuốc mạnh hơn. Thuốc chống động kinh, opioid và benzodiazepine không phải là giải pháp lâu dài và đi kèm với một danh sách dài các tác dụng phụ và khả năng gây nghiện.
Các câu hỏi liên quan tới hội chứng chân không yên
Làm thế nào để điều trị hội chứng chân không yên tại nhà? → Điều trị RLS hội chứng chân không yên tại nhà bằng cách ăn uống điều độ, tập thể dục, bổ sung sắt và vitamin B có thể cải thiện sức khỏe và tinh thần. Giảm lo lắng (đặc biệt là vào ban đêm khi cố gắng ngủ) thông qua thiền định có thể làm giảm các triệu chứng của RLS.
Tôi có thể dùng những loại thuốc nào cho Hội chứng chân không yên? → Nếu các biện pháp trên không giúp bạn làm giảm các vấn đề khó chịu của Hội chứng chân không yên thì có thể nghĩ đến sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống co giật, opioid và benzodiazepine. Tuy nhiên, chúng có thể có lợi nhất thời nhưng sẽ gây tác dụng phụ khó chịu, tệ nhất là “nghiện” thuốc.
Làm thế nào để ngủ ngon hơn với hội chứng chân không yên? → Những người bị RLS có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ vì đây là lúc các triệu chứng RLS hoạt động mạnh nhất. Khi nghỉ ngơi vào ban đêm, nhu cầu di chuyển của chân rất mạnh và khiến bạn tỉnh táo. Thay đổi thói quen sinh hoạt và tập thể dục thường xuyên, cũng như tập một vài động tác giãn cơ trước khi ngủ có thể sẽ có hiệu quả. Nếu tình trạng ngày một tệ hơn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phát đồ điều trị hiệu quả. Ngoài ra, thay thế một chiếc nệm mới êm ái hơn sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhanh hơn trước khi các triệu chứng của Hội chứng chân không yên kéo tới.
Kết luận
Hội chứng chân không yên được chẩn đoán dễ dàng và có nhiều lựa chọn điều trị. Đối với nhiều bệnh nhân RLS, thay đổi lối sống đơn giản và bổ sung sắt là đủ để làm giảm các triệu chứng. Nếu bạn không thể đi vào giấc ngủ và luôn ngủ vì cảm giác muốn di chuyển chân, hãy thử thiền hít thở sâu để thư giãn tâm trí và cơ thể của bạn. Cảm thấy căng thẳng và lo lắng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn giấc ngủ, kéo dài và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
—————————
Dunlopillovietnam
Website: https://dunlopillovietnam.vn/
Hotline: 0901 800 325
Showroom: https://dunlopillovietnam.vn/cua-hang