fbpx

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

Tết trung thu, bánh Trung thu có nguồn gốc như thế nào, ý nghĩa của bánh Trung thu, các loại bánh Trung thu, cùng tìm hiểu nhé!

[ Chỉnh sửa ]

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

Hôm nay là ngày Tết Trung thu, ngày Tết của sự đoàn viên, Tết của thiếu nhi. Mỗi quốc gia khác nhau đều có nét văn hóa riêng biệt cho ngày lễ đặc biệt này với các món ăn truyền thống của Quốc gia, dân tộc. Bánh trung thu là một món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung thu. Thế nhưng, bạn đã biết nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc bánh nướng vàng thơm này như thế nào chưa? Cùng Dunlopillovietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

1. Nguồn gốc bánh Trung thu

Bánh Trung thu là một loại bánh nướng có nguồn gốc từ Trung Quốc vào cuối thời nhà Nguyên. Vào thời điểm đó, Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương đã khởi xướng một cuộc khởi nghĩa của nông dân để thoát khỏi sự thống trị của chính quyền thời đó. Và để đảm bảo độ tuyệt mật cho tin tức được lan truyền, người ta đã nghĩ một cách cực kì độc đáo chính là nhét mật thư vào bên trong những chiếc bánh nướng để truyền tin. Mật thư ấy ước định rằng vào đêm trăng sáng nhất của tháng Tám, mọi người sẽ cùng nhau khởi nghĩa giành tự do. Dưới sự lãnh đạo tài tình của hai vị tướng cùng với sự đoàn kết một lòng của nhân dân, khởi nghĩa đã đạt được thắng lợi. Trong đó, những chiếc bánh nướng cũng góp phần quan trọng, có ý nghĩa không nhỏ giúp người dân giành được tự do. Vì thế, người dân Trung Hoa đã quyết định lấy việc làm bánh và cùng nhau thưởng thức vào dịp Trung Thu hàng năm như một cách kỷ niệm cuộc khởi nghĩa năm ấy.
Riêng ở Việt Nam, cũng có một sự tích về chiếc bánh Trung thu dân dã hơn, phù hợp với các em thiếu nhi hơn so với nguồn gốc mang màu sắc chính trị của Trung Quốc. Sự tích này gắn liền với hình ảnh Chị Hằng – Chú Cuội. Theo đó, khi Thiên đình tổ chức cuộc thi làm bánh ngày rằm, Cuội với tài nấu ăn rất giỏi đã giúp Chị Hằng làm ra loại bánh nướng với nhiều nguyên liệu như: trứng, mè, thịt, lạp xưởng, hạt sen… Cuối cùng, thành phẩm những chiếc bánh thơm phức ra lò, những đứa trẻ ăn đều khen ngon. Khi đến thời hạn trở lại thiên đình, Hằng Nga đã đem loại bánh trên để dự thi, giành giải với món bánh chưa được đặt tên, sau đó được Ngọc Hoàng đặt là bánh Trung thu và ban cho nàng một điều ước như đã hứa.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

2. Ý nghĩa bánh Trung thu

Theo như nguồn gốc kể trên, chiếc bánh trung thu có hình tròn là biểu tượng cho sự viên mãn, hạnh phúc của ngày họ được bước sang một trang sử mới; ngày mà những người con, người chồng, người cha chinh chiến được trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình. Bánh trung thu nướng và bánh trung thu dẻo với hai tông màu sắc khác biệt, còn có tên gọi khác là Nguyệt Bính hay bánh Vầng Trăng. Bánh dẻo và bánh nướng là hai loại bánh Trung thu truyền thống thịnh hành nhất với ý nghĩa khác nhau:
+ Bánh trung thu nướng với ý nghĩa là dù có trải qua bao khó khăn trong cuộc sống thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che cho ta. Thưởng thức bánh nướng sẽ thấy mùi thơm đặc trưng của nước đường cháy hòa quyện cùng nhân bánh ngọt vừa, bùi béo bên trong.
+ Bánh trung thu dẻo biểu tượng cho sự đoàn viên, màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu chung thủy, sắt son của vợ chồng dành cho nhau. Bánh dẻo được làm từ bột nếp rang chín nhồi với nước đường, nước hoa bưởi thơm lừng và đẹp long lanh đến nỗi không nỡ thưởng thức.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

Ngoài ra, xét về hình dáng, bánh Trung thu có hình vuông và hình tròn cũng thể hiện một ý nghĩa nhất định:
+ Hình tròn trong phiên âm tiếng Hán là “viên”, ý chỉ sự đoàn viên, tụ họp của gia đình trong ngày tết này.
+ Hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, hướng đến sự tự do và hạnh phúc của con người.
Điểm nhấn của bánh trung thu nướng chính là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối trung hòa với vị ngọt của các nguyên liệu tưởng chừng không ăn ý nhưng lại “trung hòa” thơm ngon, hấp dẫn; giống như thông điệp mà loại bánh này muốn gửi gắm. Cuộc sống có thể xảy ra những khó khăn, thử thách, nhưng nó không ảnh hưởng đến việc bạn ngắm nhìn thế giới này một lần nữa, nỗ lực một lần nữa, yêu thương bản thân một lần nữa.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

3. Sự phát triển của bánh Trung thu

Bánh Trung thu truyền thống được nặn từ khuôn gỗ, nướng với nhiệt độ tiêu chuẩn lớp vỏ hoàn hảo, thơm mùi gỗ quyện trong hương thơm của nước đường, trứng và nhân bánh, tạo nên hương vị hấp dẫn, kích thích từ thị giác đến vị giác.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

Bên cạnh các loại bánh Trung thu truyền thống với các loại nhân quen thuộc như: đậu xanh, khoai môn, thập cẩm, hạt sen…, theo nhịp phát triển và nhu cầu người tiêu dung, nhiều loại bánh Trung thu hiện đại được cho ra đời với sự sáng tạo về hình thức và nguyên liệu. Có thể kể đến bánh Trung thu trà xanh, bánh Trung thu Tiramisu, bánh Trung thu lava trứng chảy…

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

Bánh trung thu hiện đại như một làn gió mới trong nền ẩm thực Việt, bánh trung thu hoa nổi được thực khách săn lùng vì quá đẹp mắt, thu hút đến lạ kỳ.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

4. Ý nghĩa của việc tặng bánh Trung thu

Ngày nay, việc tặng bánh trung thu trong tháng Tám như một truyền thống với nhiều người. Bánh trung thu không chỉ là chiếc bánh tình thân mà còn là thức quà tặng ý nghĩa tốt đẹp về sự đoàn viên, lòng biết ơn cùng những mối thâm tình bền chặt.
Tặng bánh Trung thu như là tặng cả ân tình, là một nét văn hóa đậm tính nhân văn của người Việt. Chính vì vậy, mỗi dịp Tết Trung thu, người người, nhà nhà đều dành thời gian, tâm huyết chọn mua các hộp bánh chất lượng cả về mẫu mã, hương liệu, hình thức chiếc hộp để dành tặng cho người thân, bạn bè, đối tác… Thậm chí, ngày nay nhiều lớp học làm bánh được mở ra nhằm giúp các anh chị có thể tự tay làm tặng những chiếc bánh thơm dẻo, chứa chan tình cảm dành cho những người thân thương. Đồng thời, đó còn là sự thể hiện của tấm lòng hiếu thảo, thương yêu, trân mến những giá trị văn hóa cổ truyền.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu

Lời kết

Trung thu đến rồi, chở yêu thương đi muôn lối cùng chiếc bánh Trung thu đầy ắp tình cảm nhé. Hôm nay, bạn hãy cùng gia đình mình thưởng thức bánh, uống trà, quây quần xem con cháu chơi đùa, tán gẫu những chuyện của cuộc sống. Chúc bạn và gia đình có một mùa Đoàn viên ấm cúng, yêu thương, hạnh phúc đong đầy.

Dunlopillovietnam.vn




Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.