fbpx

Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh

Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh

Hội chứng ngưng thở khi ngủ, cẩn thận với các dấu hiệu, cách phòng tránh hội chứng ngưng thở khi ngủ

[ Chỉnh sửa ]

Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh

Hội chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến sự tắc nghẽn đường hô hấp. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng và thậm chí tử vong ở cả người lớn và trẻ em. Hội chứng ngưng thở là một rối loạn ngày càng phổ biến, có mối quan hệ đặc biệt mật thiết với bệnh béo phì. Bệnh gây suy giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ tai nạn giao thông, làm suy giảm hiệu suất công việc. Chứng ngưng thở khi ngủ cũng là yêu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa và ung thư theo một số nghiên cứu.
Trong bài viết này, bạn hãy cùng Dunlopillovietnam tìm hiểu về hội chứng này, để từ đó xây dựng lối sống lành mạnh nhằm bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ tiềm ẩn này nhé.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh


1. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ được xác định là sự xuất hiện các cơn ngưng thở và giảm thở tái diễn do tắc nghẽn đường hô hấp trên trong khi ngủ.
Khi ngưng thở, nồng độ oxy máu giảm, nồng độ cacbonic trong máu tăng, gây kích thích phản xạ thở trở lại. Trong lúc đó, bệnh nhân tỉnh trở lại làm các cơ vùng hầu họng co lại làm đường thở được mở rộng giúp sự hô hấp lại trở lại. Sau đó, giấc ngủ trở
lại sâu hơn làm các cơ giãn ra gây tiếng ngáy rít và ngừng thở do tắc nghẽn đường thở.
Quá trình này được lặp đi lặp lại trong giấc ngủ, gây ra tiếng ngáy và những cơn ngưng thở làm người bệnh hay thức giấc, ngủ không sâu.
Trong xét nghiệm chuyên sâu về giấc ngủ thì xác định cơn ngừng thở khi thỏa mãn có giảm 30% biên độ đường tín hiệu dòng thở qua mũi so với biên độ đường cơ bản trước khi xảy ra sự kiện. Thời gian của sự giảm biên độ nói trên kéo dài ít nhất 10 giây. Có sự giảm từ 3% trở lên độ bão hòa oxy máu so với độ bão hòa oxy máu nền trước đó hoặc sự kiện đi kèm khi thức giấc.
Theo Hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM): Một người được xác định cơn ngừng thở khi: Có giảm 90% biên độ đường ghi tín hiệu của cảm biến so với biên độ đường cơ bản trước khi xảy ra sự kiện. Thời gian của sự giảm biên độ nói trên kéo dài ít nhất là 10 giây.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh


2. Nguyên nhân của Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân của hội chứng ngừng thở khi ngủ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cấu trúc giải phẫu đường hô hấp trên, sinh lý và sinh lý bệnh với các cơ chế tạo ra sự bất ổn của đường thở trong khi ngủ.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn ở vùng hầu họng do các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở như: lưỡi, amidan đáy lưỡi, amidan khẩu cái, vòm khẩu cái mềm, lưỡi gà, được các cơ vùng hầu họng nâng đỡ. Khi ngủ say, các cơ này giãn ra gây tắc nghẽn đường thở gây ngừng thở.
Một loạt các rối loạn chứa năng hầu họng được tìm thấy trên những bệnh nhân có hội chứng tắc ngẽn ngừng thở khi ngủ. Do đó, việc xác định vị trí tắc nghẽn và mức độ nghiêm trọng của nó ở những bệnh nhân này là vô cùng quan trọng. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm và xác định phương pháp điều trị, nhất là phải có kế hoạch hợp lý trong phẫu thuật.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh


3. Đối tượng dễ mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi trung niên. Nam gặp nhiều hơn nữ.
Hội chứng này cũng dễ xảy ra ở những người béo phì, cổ ngắn, người có bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên như amidan khẩu cái hoặc amidan đáy lưỡi quá phát, phì đại lưỡi gà, màn hầu, khẩu cái mềm, hàm ra sau hoặc nhỏ, lưỡi dày hoặc quá to.
Ngoài ra, những người trong gia đình có người mắc hội chứng này, người có tiền sử nghiện rượu, bia, người bị bệnh đái tháo đường, suy giáp… cũng là những yếu tố gây xuất hiện hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh


4. Biến chứng của Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng ngừng thở khi ngủ mà người bệnh phải đối mặt là khi lượng oxy trong máu giảm đột ngột, gây tăng áp cho hệ tuần hoàn và tim gây biến chứng đột quỵ, suy tim, hồi máu cơ tim… Ngoài ra, việc hạn chế trong giấc ngủ làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, dễ bị kích động, lái xe thiếu tập trung quan sát nên dễ gây tai nạn giao thông, rất nguy hiểm.
Hậu quả của hội chứng ngừng thở khi ngủ còn ảnh hưởng nhiều đến khả năng, hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh rất khó tập trung, có cảm giác mơ màng, đau đầu, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục…
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh


5. Phương pháp điều trị Hội chứng ngưng thở khi ngủ

5.1. Biện pháp đơn giản
Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, với mức độ khó thở được đánh giá là chưa rõ rệt, những biện pháp hỗ trợ điều trị được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện và tương đối có hiệu quả như:
+ Thay đổi lối sống: Thực hiện lối sống lành mạnh, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
+ Từ bỏ các thói quen có hại: Không uống rượu bia, không hút thuốc lá. Không lạm dụng thuốc an thần gây ngủ.
+ Ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
+ Tập thể dục thể thao thường xuyên.
+ Giảm cân nếu có béo phì.
Cần lưu ý: Để thực hiện những phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, nỗ lực thực sự và ý thức rõ rệt mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh
5.2 Phương pháp thở áp lực dương liên tục khi ngủ
Đánh giá phương pháp thở áp lực dương liên tục khi ngủ đã được nghiên cứu và áp dụng cho thấy hiệu quả rõ rệt các triệu chứng lâm sàng, chỉ số ngừng thở, giảm thở trong giấc ngủ. Với những trường hợp áp dụng phương pháp này, bệnh nhân sẽ mang một mặt nạ nối với máy thở CPAP. Máy CPAP sẽ thổi không khí từ máy nén vào trong mặt nạ bệnh nhân đang đeo làm cho đường thở mở rộng trong khi ngủ. Điều này giúp ngăn ngừa sự tắc nghẽn là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở.
Phương pháp thở máy CPAP có hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc tuân thủ điều trị là vấn đề cần đánh giá lại. Vì trên thực tế, nhiều bệnh nhân thường không tuân thủ việc đeo mặt nạ khi ngủ vì khiến họ cảm thấy khó chịu.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh
5.3 Phẫu thuật
Phẫu thuật nhằm mục đích mở rộng đường thở, hạn chế tình trạng tắc nghẽn trong khi ngủ như cắt bỏ một phần khẩu cái mềm, lưỡi gà, cắt Amidan… Các phương pháp phẫu thuật điều trị liên quan đến những bất thường đường hô hấp trên ngày càng khẳng định vai trò hợp lý cũng như tính hiệu quả để can thiệp trên những bệnh nhân có những bất thường giải phẫu rõ ràng. Một số bệnh nhân cũng cần được chỉ định phẫu thuật ngay lập tức khi có những đánh giá về mức độ tắc nghẽn đường thở khi ngủ ở mức độ nặng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: cẩn thận và phòng tránh


Lời kết

Hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể gây nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp chủ động làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: có lối sống lành mạnh; ăn uống đủ chất; hạn chế tối đa uống rượu, bia; không hút thuốc lá; tập luyện đều đặn, giữ cân nặng hợp lý… thì chúng ta không nên chủ quan. Khi bản thân phát hiện thấy mình có triệu chứng bệnh, hoặc khi người thân hoặc những người xung quanh phản ánh những dấu hiệu có thể mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời.

Dunlopillovietnam.vn

 




Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.