Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Ngủ đủ giấc, ngon giấc giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc, học tập. Thế nhưng, hiện nay trước áp lực công việc và cuộc sống, nhiều người đang dần hủy hoại sức khỏe bản thân bằng việc thức khuya, dần dần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ. Mất ngủ càng lâu sẽ trở thành bệnh lý mãn tính và tác động tiêu cực đến sức khỏe, đời sống của bạn. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Dunlopillovietnam tìm hiểu lí do của chứng mất ngủ kéo dài để từ đó có cách xây dựng thói quen lành mạnh nhé.
1. Bệnh lý mất ngủ là gì?
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm các dạng như khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình, ngủ không sâu, thức dậy sớm, khó ngủ lại và mệt mỏi sau khi thức dậy. Lý do bị mất ngủ khá đa dạng. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể làm cho người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, chất lượng công việc và cuộc sống. Có nhiều loại mất ngủ khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến là:
+ Mất ngủ về đêm
+ Mất ngủ kéo dài
+ Mất ngủ sau sinh
+ Rối loạn giấc ngủ
Trong đó, chứng mất ngủ kéo dài là khó điều trị nhất và cần theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
Nhìn chung, mất ngủ là biểu hiện, có thể là khởi phát của một số bệnh lý nguy hiểm như: dị ứng, viêm khớp, tim, các vấn đề tuyến giáp, bệnh dạ dày thực quản, tâm thần… Do đó, bạn chớ xem nhẹ bệnh lý này nhé.
2. Lý do gây mất ngủ kéo dài là gì?
2.1. Bệnh lý
Một số bệnh lý gây đau, khó thở có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Người bị căng thẳng tâm lý, mệt mỏi do bệnh tật hay trằn trọc, thức giấc nửa đêm.
Người bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm, dẫn đến mất ngủ kéo dài. Rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson làm giảm cử động trong khi ngủ, dẫn đến tê cứng, khó chịu, không thể xoay người trên giường như bình thường.
Ngủ chập chờn, gián đoạn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer, do thay đổi chất lượng hoặc nhịp sinh học của giấc ngủ.
2.2. Tình trạng sức khỏe tâm thần
Khó ngủ, trằn trọc ban đêm, thức giấc sớm vào buổi sáng có thể là triệu chứng trầm cảm. Người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý thường gặp ác mộng, gián đoạn giấc ngủ. Lo lắng trong cuộc sống, công việc, hoảng loạn cũng làm tăng nguy cơ mất ngủ kéo dài.
Tình trạng này có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng.
2.3. Dùng thuốc
Người bệnh thường trằn trọc, khó chợp mắt do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Sử dụng chất kích thích, uống rượu, hút thuốc dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Các nguyên nhân khác như chứng mất ngủ nguyên phát, hội chứng chân không yên làm rối loạn nhịp sinh học.
Có nhiều lựa chọn điều trị tình trạng này. Ngoài dùng thuốc, các biện pháp cải thiện khác như thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày, thư giãn, tránh dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá. Xoa bóp, hít hoặc xông tinh dầu, tập luyện thể dục nhẹ nhàng cũng giảm căng thẳng, tinh thần thư thái.
Dinh dưỡng cân bằng cũng tốt cho giấc ngủ. Các bữa ăn nên ít chất béo bão hòa, giàu chất xơ, magiê, tryptophan như thịt gà, cá, lòng trắng trứng, rau bina, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, gạo lứt.
2.4. Ngưng thở khi ngủ
Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ gồm ngủ ngày quá nhiều, ngáy to ngắt quãng xen kẽ với nghẹt thở, thở hổn hển, nhức đầu. Người bệnh cũng dễ thức giấc vào ban đêm, không yên giấc, tiểu đêm, giảm tập trung, buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Thức giấc nhiều lần trong đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trong thời gian dài.
Lời kết
Có nhiều lý do gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài. Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, bạn cần thăm khám để được chuyên gia y tế xác định nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, một phòng ngủ thoáng mát, tiện nghi chất lượng cũng hỗ trợ giấc ngủ của bạn rất nhiều. Dunlopillovietnam luôn sẵn sàng và đồng hành cùng bạn cho một không gian ngủ xanh và tiện ích.